Nấm hương thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn nhưng ít người biết đến tác dụng trị liệu của nó. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy lão và giúp trường thọ.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận trong nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali chiếm tới 64% của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương là loại rất giàu dược tính.
Nấm hương có nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng chính là: Làm hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị chứng ung thư, chữa chứng tàn nhang.
Dưới đây xin giới thiệu vài món ăn bài thuốc trị liệu sử dụng nấm hương như sau:
Dùng cho viêm gan mạn hay chứng giảm bạch cầu
Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.
Chữa tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường
Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.
Dùng cho viêm dạ dày, thiếu máu, sởi
Nấm hương 100g, rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 100g, thịt bò luộc thái lát 50g. Tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa. Cần ăn một thời gian mới hiệu nghiệm.
Nấm hương được mệnh danh là "hoàng hậu thực vật", là "vua của các loại rau" (can thái chi vương) vì nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất (12 - 14g protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với lượng protein trong thịt).
Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi hương rất hấp dẫn. Ngoài ra nấm hương còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm...
Nấm hương và tác dụng chữa bệnh
Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm. Công dụng chữa bệnh của nấm hương đã được biết đến ở Trung Quốc từ thời Xuân thu. Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.
Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng
Kháng khuẩn và vi rút
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh chất lenti-nan trong nấm hương có khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng. Đặc biệt lenti-nan làm giảm mạnh sự suy sụp khi trị liệu hoá chất cho chuột gây lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm nhiễm của vi rút viêm não VSV, vi rút Abelson, Schistosoma man - soni và S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.
Chống ung thư
Các công ty của Nhật như Công ty Ajinomoto, Yamanouchi đã từ sợi nấm hương bào chế ra lentinan như là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thu dạ dày cho hiệu quả cao.
Đặc biệt lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư cho kết quả là chất này hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Ngay cả trong những trường hợp ung thư đường dạ dày - ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn rất khả quan.
Giảm Cholesterol
Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có khả năng làm giảm mức cholesterol và các lipid trung tính trong máu. Chính vì vậy, nấm hương được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch.
Nấm hương có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, vì vậy có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan
Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá
Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hoá tế bào. Nấm hương có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Một số món ăn cũng là bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nấm hương
- Canh nấm hương: Nấu nấm hương với mộc nhĩ và thịt thành canh với lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa Có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa lipid trong máu.
- Rau cần xào nấm hương: 400g rau cần, 50g nấm hương, 50ml dầu mè, một ít bột năng, cùng gia vị. Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2cm, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2 - 3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa. Rất tốt cho người mỡ máu cao, người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.
- Gà hầm nấm: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
- Nấm nấu đậu: Nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu gừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch. Đậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập giập và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Rất tốt cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương và chứng phù thũng.
- Bầu dục xào nấm: Nấm hương 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bầu dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bầu dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
- Hải sâm xào nấm: Nấm hương 15g, mộc nhĩ đen 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.
Công dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
- Chân giò hầm nấm: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ, cho nấm vào đun chín rồi chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ nuôi con bú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét