Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Tác dụng của Nghệ - thuốc quý

Trong cuộc sống, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng để bôi lên da non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột nghệ vàng mật o­ng để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về viêm túi mật, sỏi mật.
bạn có thể tự chế biến bột nghệ bằng cách mua củ nghệ vàng về thái, phơi khô rồi xay (dùng máy xay sinh tố, bộ phận chuyên xay bột, xay cà phê...) độ 1 phút là thành bột dùng dần, dùng không hạn chế như cho vào cháo, cho vào thức ăn, ăn cùng mật o­ng. Mới đầu dùng ít để làm quen dần với mùi hăng khó ăn, sau tăng dần cho phù hợp khẩu vị. Bây giờ chúng tôi còn dùng nghệ tươi thái nhỏ cho vào nấu cơm, thường xuyên ăn cơm nghệ vàng để phòng bệnh.

Tóm lại, nghệ vàng là vị thuốc quý, có tác dụng phòng nhiều bệnh, chữa được nhiều bệnh và một số bệnh ung thư. Mọi người nên thường xuyên ăn nghệ vàng, nhất là người trung niên, người cao tuổi lại càng cần tăng cường hơn để phòng bệnh, chữa bệnh mà chưa thấy các tác dụng phụ có hại gì; nữ giới nên dùng để phòng ngừa ung thư vú, khi bị ung thư rồi cũng nên dùng để phòng ngừa di căn.

Nghệ trắng còn gọi là nghệ xanh, nghệ rừng, nghệ đăm, nghệ Lào, ngọc kinh, uất kim. Đó là một cây thảo cao khoảng 1m. Thân rễ hình con quay có nhiều rễ con hình trứng, thịt màu trắng lục, hơi vàng, rất thơm. Lá có bẹ, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc trước khi cây ra lá, màu vàng có lá bắc pha hồng. Cây mọc hoang ở nơi đất ẩm, mát ven rừng, ven suối.
Ở những vùng có nghệ trắng mọc, đồng bào dân tộc Thái thường đào lấy thân rễ, rửa sạch, thái mỏng, rồi nấu với cá ăn cho thơm, đỡ tanh và chống dị ứng.

Phụ nữ Thái dùng thân rễ nghệ trắng làm thuốc chữa bế kinh, huyết tích bằng cách phối hợp với thân rễ nghệ vàng và nghệ đen (liều lượng mỗi thứ 20g) ngâm nước tiểu trong một ngày đêm, thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Để chữa băng huyết, máu xấu, đau bụng kinh: nghệ trắng, nhọ nồi (sao cháy), hương phụ tử chế, mần tưới (sao vàng) mỗi vị 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Dùng ngoài, nghệ trắng phối hợp với rễ ô đầu, nhân hạt gấc, mật gấu, mật trăn, huyết lình, ngâm rượu dùng xoa bóp chữa bong gân, sai khớp. Nhân dân vùng đồng bằng miền Nam dùng thân rễ nghệ trắng chữa sưng tấy, tê thấp. Nhân dân vùng Sầm Nưa (Lào) coi nghệ trắng như một vị thuốc bổ dùng cho phụ nữ sau khi sinh.

Ngoài ra, nghệ trắng 20g, giã nhỏ, tẩm rượu vừa đủ ướt, cho vào lọ nút kín, hấp cách thủy 1 giờ. Để nguội, chắt nước uống, chữa ho gà.
Trong y học cổ truyền, "nghệ đen" hiện diện trong một số phương thuốc chữa bệnh với tên gọi là "nga truật". Theo Đông y, nga truật có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can. Nga truật thường được sử dụng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao tử, kinh nguyệt không đều... Sau khi người ta đào nga truật về và bào chế bằng cách rửa sạch đất, thái mỏng, phơi khô để sắc (nấu) uống, hoặc phơi khô xay bột để dùng dần, có khi tẩm giấm, sao khô để dùng...

Dùng nghệ đen trong bài thuốc trị ăn uống không tiêu, hay trướng bụng, ợ chua như sau: nga truật 12 gr, tam lăng 12 gr; trần bì (vỏ quýt) 6 gr; hương phụ 6 gr; la bặc tử 6 gr; sa nhân 6 gr; thanh bì 6 gr; chỉ xác 6 gr; hồ liên 4 gr; lô hội 2 gr; hồ tiêu 4 gr. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8 gr, uống với nước ấm.

Nghệ đen được sử dụng trong bài thuốc trị đau bụng do bế kinh như sau: nga truật 6 gr; xuyên khung 6 gr; thục địa 12 gr; xích thược 6 gr; quy vĩ 6 gr; bạch chỉ 6 gr; hương phụ 6 gr. Tất cả cũng đem tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-12 gr với nước ấm. Hoặc có thể làm theo cách sắc uống - đem những vị thuốc trên nấu với 600 ml nước, nấu còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng nga truật tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét bao tử cũng có hiệu quả. Nga truật còn được chiết xuất lấy dầu, được nghiên cứu hỗ trợ điều trị ức chế và phá tế bào ung thư gan...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét