Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Thức ăn hàng đầu chống ung thư


Thức ăn hàng đầu chống ung thư

Ngày nay, qua hàng loạt các nghiên cứu khoa học, chúng ta đã biết được một số cách giúp cơ thể phòng chống và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cái hay của những nghiên cứu này là giúp chúng ta phòng chống ung thư qua chế độ ăn uống. Từ trước đến nay, các ca tử vong vì ung thư chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng quá kém. Hãy nghe xem các bác sĩ khuyên chúng ta ăn gì để ngăn ngừa ung thư nhé!
1. Cà chua: Loại quả có rất nhiều ở Việt Nam này rất hữu ích cho sức khoẻ với chất chống ô xi hoá vitamin C và lycopene-chất chống ung thư. Những chất này giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa được một số loại ung thư, ví dụ như các bệnh ung thư  dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột và ung thư bàng quang.
2. Các loại rau họ cải. Bông cải xanh, bắp cải đỏ, củ cải đỏ, hoa lơ, cải xoăn, củ cải đường, cải Bruxen... là những loại rau rất tốt cho sức khoẻ và cũng có tác dụng phòng chống ung thư. Người ta đã làm thí nghiệm với các loại rau họ cải và kết quả cho thấy, trong các loại rau này có hàm lượng lớn các chất chống ung thư, ví dụ như: sulforaphane, beta-carotene và indolcarbinol.
 3. Rau bina,(cải chân vịt). Có lẽ về công dụng của loại rau này chúng  ta phải ý kiến của chàng thuỷ thủ Popeye. Đây là loại rau có lá rộng, màu xanh sẫm, chứa trong mình rất nhiều chất chống ô xi hoá, như glutathione, vitamin C, beta-carotene, a xít folic và carotenoids. Củ cà rốt cũng được coi là loại củ có chứa rất nhiều beta-carotene và carotenoids – những chất hoá học có tác dụng lớn trong việc hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
 4. Đậu. Tất cả các loại đậu đều rất tốt cho cơ thể, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về tiêu hoá và ung thư vú. Đậu nành còn được biết đến như chất ức chế không để cho các tế bào ung thư có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người. Đậu nành cũng chứa isoflavones – một chất chống ung thư vú.
 5. Hạt tiêu. Có thể khi nêm hạt tiêu vào thức ăn, bạn sẽ thấy cay như có lửa trong mồm nhưng chất capsaixin có trong hạt tiêu sẽ giúp cơ thể bạn đẩy ra ngoài những chất carcinogens có hại ở trong thuốc lá và một số loại thức ăn. Chính vì thế, hạt tiêu rất hữu hiệu trong việc chống lại ung thư phổi.
 6. Tỏi. Loại gia vị thuộc họ hành này không chỉ có mùi thơm đặc biệt mà nó còn thực sự có ích cho cơ thể trong việc phòng chống ung thư vú.  Ngoài ra, tỏi vẫn có trong các bài thuốc dân gian ViệtNam trong việc chống cảm cúm.
 7. Các loại cam, quýt. Là loại hoa quả chứa trong mình rất nhiều chất chống ung thư và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể người. carotenoids- có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư.
 8. Các loại quả dạng hột, như: dâu, cây việt quất, cây nam việt quất, quả mâm xôi, nho đỏ và nho tím không chỉ là những loại quả hấp dẫn về vị ngọt, mà còn tốt cho sức khoẻ con người. Những loại hoa quả này sử dụng màu sẫm của mình để tổng hợp antoxian (chất sắt) có thể trung hoà carcinogens. Hơn thế, các loại quả này còn chứa rất nhiều flavonoids-một nhóm chất có tác dụng chống ung thư.
 9. Thức ăn giàu chất xơ. Các loại thức ăn giàu chất xơ, như bột mỳ, lúa gạo, ngũ cốc và táo giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tụy và ung thư dạ dày. Bạn có biết không, một quả táo cung cấp chất chống ung thư với lượng lớn a xít ellagic. A xít ellagic ngăn ngừa các tế bào ung thư phân chia, rồi ngăn cản quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư da,  ung thư ruột và ung thư tiền liệt tuyến.
 10. Trà xanh và trà đen. Trà xanh và trà đen vẫn được biết đến như những thần dược cho sức khoẻ con người. Trong trà có chứa chất chống ô xi hoá, như polyphenols. Cho dù bạn có uống trà lúc nóng hay nguội, thì trà cũng có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư và các bệnh về tim mạch.                                                   Theo Thanh Hương(Tạp chí Gia đình & Trẻ em)


10 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư

Các nhà khoa học cho rằng bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo TS. Patrict Quillin, Phó Giám đốc Trung tâm Điều trị ung thư bằng dinh dưỡng của Mỹ, có nhiều loại thực phẩm có khả năng giúp bạn tăng đề kháng với này.
1. Rau tươi, rất giàu các chất chống ôxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng có khả năng chống ung thư. Những loại rau giúp khả năng phòng ngừa đối với bệnh ung thư bao gồm: cà rốt, khoai tây, cải bắp, hành tỏi và nhiều loại rau khác.
2. Cá nước lạnh. Những loại cá sống ở những vùng nước lạnh chứa rất nhiều axit béo có khả năng chống ung thư, như EPA và DHA. Những chất axit béo này giúp làm chậm quá trình phát triển của khối u và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Đậu nành. Các thực phẩm từ đậu lành chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, đậu nành cũng là một nguồn thực phẩm giàu axit phytic và chất genistein giúp ngăn chặn khối u ăn vào các mạch máu.
4. Ngũ cốc, như gạo, yến mạch, lúa mì, ngô, lúa mạch đen chứa các thành phần có khả năng giúp đẩy lùi sự phát triển của các khối u. Các loại ngũ cốc cũng giàu chất axit butyric, một tác nhân hữu hiệu chống lại bệnh ung thư.
5. Tảo bẹ (thường được gọi là “rau biển”) là một thực phẩm rất phổ biến trong những bữa ăn của những người sống ở khu vực gần biển. Loại rau này chứa các tác nhân chống vi khuẩn giúp ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào ruột. Ngoài ra, tảo bẹ có những chất xơ đặc biệt giúp đẩy các chất béo có hại, chất ôxy hóa, chất cặn bã và những chất độc hại khác ra khỏi ruột của chúng ta.
6. Quả dâu tây và những loại quả cùng họ với nó như cây việt quất hay cây mâm xôi đều chứa các tác nhân giúp chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu chất Vitamin C và axit ellagic giúp tăng cường sức đề kháng và tiêu diệt các tế bào ung thư.
7. Trà xanh chứa cathechins và các chất vi lượng thực vật khác giúp chống lại bệnh ung thư. Rất nhiều các tài liệu y học của Trung Quốc và Nhật Bản đã giải thích tại sao trà xanh có thể ngăn ngừa và chữa khỏi một số loại ung thư.
8. Gia vị, như bột cà ri, mù tạt, hạt tiêu, tỏi, gừng, quế,... được các nhà khoa học phát hiện có chứa các chất chống ung thư và các thành phần giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
9. Sữa chua một thực phẩm lên men bổ dưỡng, chứa các vi khuẩn Lactobacillus, giúp sản sinh ra nhiều hoạt chất sinh học đáng ngạc nhiên như: acid nucleic các acid amin các loại vitamin và khoáng chất. Với những hoạt chất quý giá đó, Lactobacillus đã từng điều trị một cách có hiệu quả các chứng bệnh như: ung thư (gan, dạ dày, phổi,…); bệnh tim và bệnh đường ruột.
10. Nước tinh khiết. 2/3 cơ thể chúng ta là nước và chúng có tác dụng pha loãng các chất cặn bã, cân bằng nồng độ axit/bazơ và vận chuyển chất dinh dưỡng tới các tế bào đồng thời đẩy các chất độc trong các tế bào ra khỏi cơ thể.

Ung thư được xem là một trong những căn bệnh nan y gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới. Với tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư hiện nay còn rất thấp, nhiều người tự hỏi liệu có cách nào có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư trước khi nó xảy ra? Bên cạnh môi trường sống trong lành, chế độ thực phẩm với công dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả đang là lựa chọn hữu ích đối với tất cả mọi người.
Dâu tây
Dâu tây không chỉ là loại quả giàu vitamin và tác dụng làm đẹp da, mà còn là loại quả có chứa nhiều thành phần axits ellagic và các loại chất chống ôxy hoá polyphenol. Các thành phần này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào và tăng cường sức đề kháng cho các tế bào trong cơ thể. Dâu tây được xem là loại quả giúp giảm béo và ngăn ngừa ung thư rất tốt.

alt
Quả dâu tây.
Sôcôla


Từ lâu, hạt ca cao đã được biết đến là loại hạt có giá trị và rất tốt cho sức khoẻ. Người dân địa phương vùng Nam Mỹ coi  côca  là loại hạt dùng để chữa bệnh và cây côca được trồng rất nhiều ở vùng này. Sôcôla đen có chứa tới 70% ca cao, không chỉ là loại thực phẩm có vị rất hấp dẫn mà còn có chứa rất nhiều chất chống ôxy hoá và các polyphenols hữu ích. Ngoài ra trong sôcôla còn có chứa thành phần có tên gọi catechin (là thành phần có chứa nhiều trong trà xanh có tác dụng phòng bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.

alt
Củ nghệ.
Gừng và nghệ


Gừng và nghệ không chỉ là gia vị trong chế biến thực phẩm mà còn là vị thuốc có nhiều tác dụng hiệu quả. Các nghiên cứu về tác dụng của gừng cho thấy, trong gừng có chứa nhiều thành phần chống nhiễm khuẩn có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Trong khi đó, các thành phần trong nghệ – một loại củ thuộc họ gừng còn có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Thành phần này có tên khoa học là curcumin.
Trà xanh
Nghiên cứu về các tác dụng của trà xanh, các nhà khoa học đều khẳng định trà xanh rất có lợi cho sức khoẻ. Uống một đến 2 tách trà xanh nóng hoặc lạnh mỗi ngày có thể giúp cơ thể hấp thụ một lượng lớn epigallocatechin gallate (EGCG) và catechins - đều là các thành phần giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt EGCG còn có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày và ung thư phổi. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đều khẳng định, giá trị phòng ung thư của trà xanh và tác động chống lão hoá, chống nhiễm khuẩn của loại lá trà này.

alt
Trà xanh.
Vitamin D


Các thực phẩm có chứa vitamin D đều rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của vitamin D đối với cơ thể con người đã cho thấy tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột và ung thư vú. Vitamin D có thể được hấp thụ qua da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, song theo các nhà khoa học nên bổ sung vitamin D cho cơ thể tốt nhất thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá thu và nhiều loại cá biển khác.
Thực phẩm chứa folate
Các nghiên cứu về tác dụng của các loại vitamin đã cho thấy: Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là thành phần vitamin duy nhất trong nhóm vitamin có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Khi cơ thể bị thiếu folate, hệ miễn dịch bị suy giảm và nguy cơ mắc ung thư tăng cao hơn bình thường. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo cần bổ sung đầy đủ vitamin B9cho cơ thể để ngăn ngừa ung thư. Thực phẩm giàu folate bao gồm các loại rau xanh, các loại đậu hạt rất tốt cho sức khoẻ.

alt
Các loại rau cải.
Rau cải


Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng: Các loại rau thuộc họ cải gồm cải xanh, cải bắp, xúp lơ, củ cải, cải bó xôi…. có chứa nhiều thành phần dinolylmethane, sulforaphane và element selenium là các thành phần chống lại quá trình ung thư và biến đổi tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra, trong các loại cải bó xôi, củ cải, cà rốt và cà chua… còn có chứa rất nhiều beta carotene, lutein và zeaxanthin… có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư. Đây cũng là các thực phẩm giàu folate.
Rượu vang đỏ
Mặc dù uống nhiều rượu rất có hại cho sức khoẻ, song một chút rượu vang đỏ từ trái nho lại có chứa rất nhiều thành phần resveratrol (có trong vỏ quả nho) là thành phần ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và ung thư rất hiệu quả. Các nghiên cứu dinh dưỡng học đã chỉ rõ, uống một chút rượu vang đỏ mỗi ngày rất tốt cho hệ tim mạch, đông thời có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư gan, ung thư vú và ung thư dạ dày.
Minh Ngọc (Theo The Independent
Các thực phẩm chống ung thư 




Các trái cây và rau chứa chất sơ và những vitamin như A, C, folate và E,  các carotenoide bao gồm beta carotene, lutein, lycopene , zeaxanthin,  và cả trăm những hoá chất thực vật khác.Tất cả đều có tiềm năng chống ung thư. Theo giáo sư về dinh dưởng Jeffrey Blumberg thuộc Đại học Tufts (Boston) thì 80 phần trăm các nghiên cứu cho thấy trái cây và rau có liên hệ nghịch với ung thư.

Đại học Harvard đã đi xa hơn nữa bằng cách xác định xem trái cây và rau có ảnh hưởng lên rủi ro bị những loại ung thư nào và đã khẳng định là các ung thư phổi, dạ dày, thực quản và thanh quản là những ung thư bị ngăn ngừa bởi trái cây và rau.
Viện American Institute  for Cancer Research (AICR), sau khi đã tham khảo 4,500 báo cáo nghiên cứu trên khắp thế giới, cho biết  một chế độ ăn uống gồm nhiều trái cây và rau có thể giảm  rủi ro bị ung thư cổ tử cung xuống tới 20 phẩn trăm, ung thư vú xuống từ 10 tới 20 phần trăm, ung thư tụy tạng xuống từ 33 tới 50 phần trăm(nếu bệnh nhân bỏ rươu), ung thư thanh quản xuống từ 33 tới 50 phần trăm và ung thư thực quản  xuống từ 50 tới 75 phần trăm (nếu bệnh nhân bỏ rượu).

Măc dầu thế,  khi bàn về sự liên hệ giữa trái cây và rau với ung thư, các nhà khoa học đểu rất dè dặt và luôn dùng những từ như “có thể”, “có khả năng”, “có tiềm năng”. Lý do là vì ngoài việc ăn trái cây và rau nhiều,  bạn còn phải năng tập thể dục (tì như đi bộ 30 phút mỗi ngày), giữ cho sức cân nặng bình thường, tránh không ăn chất béo (nhất là chất béo bão hoà), tránh hoặc bớt uống rượu.  Nếu bạn hút thuốc thì nên bỏ.

Thật khó mà xác định nếp sống nào là nếp sống ngăn ngừa đươc bệnh ung thư. Hơn nữa, không ai biết chắc chắn các chất trong thức ăn thực vật chống lại một số ung thư ra sao.                                                                                                                                                Nói chung thì trái cây và rau có tiềm năng chống lại ung thư nhưng nếu đi xuống chi tiết  bảo rằng loại trái cây hay rau này chống được ung thư thư kia thì quả là khó. Vì vậy theo giáo sư về dinh dưỡng Blumberg thì điều then chốt nên biết là “không có trái cây nào là thẩn dươc. Nên ăn nhiều loại khác nhau, ăn có chừng mực , và theo một chế độ ăn uống quân bình”    Viện American Institute for for Cancer Research (AICR) cũng  đưa ra nhận định là “ các trái cây và rau khác nhau có những nét riêng biệt đứng trên phương diện  dinh dưỡng và hoá chất thực vật” Chẳng hạn như bạn ăn một trái dâu và một trái cam. Cả hai loại trái cây này đều chứa nhiều vitamin C nhưng chúng có nét riêng biệt  trên phương diện hoá chất thực vật nên có những lơi ích khác nhau cho sức khoẻ của bạn. Bà Melanie Polk, chuyên gia dinh dưỡng  khuyên “Vể rau cũng vậy nên ăn nhiểu loại khác nhau. Các rau như broccoli, cải Bru-xen có những hoá chất thực vật thuộc cùng họ allium nhưng khác với hoá chất thực vật có trong hành tây và  hẹ (scallions)


               scallions




Dưới đây là bảng danh sách những vitamin và chất dinh dưỡng thực vật mà theo Viện AICR có tiềm năng chống ung thư


  Vitamin/chất dinh dưỡng
  Loai trái cây/rau
Tiềm năng chống ung thư
Carotenoid như beta carotene, luein. , lycopene, a-carotene
Trái mơ (apricots), broccoli, cà-rốt, các rau lá xanh xẫm (spinach, kale), xoài, ớt đỏ và vàng (red and yellow peppers) bưởi đỏ thịt, khoai lang. cà chua
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày, kết tràng (colon), trực tràng (rectum) , vú, cổ tử cung, thực quản
Vitamin C
Broccoli, cải bắp ( cabbage), cam chanh, kiwi , xoài, đu đủ, red bell peppers, khoai tây, dâu, cà chua
Ung thư dạ dày
Ung thư mồm, phổi, tụy tạng, cổ tử cung
Vitamin E
Trái bơ (avocados), xoài, khoai lang
Ung thư phổi và cổ tử cung
Folate
Bôt lúa mì tăng cường, các sản phẩm ngũ cốc,  articholes, măng tây, broccoli, cải bắp xanh, rau lá  xanh, cam, đu đủ
Ung thu phổi, dạ dày ,vú, cổ tử cung và kết tràng
Hợp chất allium
Hành tây, tỏi,  hẹ (scallions}, chives
Ung thư dạ dày

Ngoài ra còn những chất dinh dưỡng thưc vật khác mà tiềm năng chống ung thư  chưa có bằng chứng đầy đủ

Terpenol  trong vỏ  cam, chanh
Flavonoid trong  berries (đặc biệt blueberries), nho, cà chua, , broccoli, hành tây
Isothiocyanates trong broccoli, bông cải ( cauliflower)

            Cancer Fighting Foods- Bev Bennet- Veggie Life Magazine- 2008

Ghi chú


1- Chúng tôi xin  trích dẫn dưới đây bài của Bác sĩ Mao trên YahooHealth  khuyên chúng ta nên dùng các loại thực phẫm sau đây vào mùa hè vi chúng có tính bảo vệ chống ung thư:

Một chế độ ăn uống lành mạnh và quân bình là then chốt cho sức khoẻ. Nhưng các thực phẩm sau đây có thể trợ lực thêm:
-Rau lá xanh đậm (spinach, kale, collard greens, arugula, dandelion greens)
chứa nhiều lutein, vitamin A và folate. Các chất dinh dưỡng này giúp ngừa     ung thư kết tràng và buồng trứng
Curry  Curry vàng chứa chất curcumin, một chất gia vị mùi hăng có thể giúp chống  bệnh u hắc sắc tố (melanoma) và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào nhiều loai ung thư khác
Các loại rau cổ hoa thập tự ( cruciferous veggies) như broccoli ,cabbage, bok choy, cauliflower, watercress, Swiss chard
        Chứa những hoá chất thực vât có thể giảm rủi ro bị ung thư dạ dày, vú và da
Các trái berries (blueberries, blackberries, raspberries, strawberries, cranberries) và nho đỏ
        Chứa các chất chống oxi hoá như polyphenol có tinh chống lại sự tổn thương của các tế bào và sửa chữa lại các tế bào này
Cà chua Một chế độ ăn uống có nhiều cà chua giúp chống lại ung thư phổi và dạ dày.

Các thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư

Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phòng ngừa bệnh ung thư. Những thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, vitamin và polyphenol được coi là khắc tinh của căn bệnh nguy hiểm này.

Dười đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn phòng bệnh ung thư một cách hữu hiệu theo thống kê của kênh Fox News:
1. Ớt: Không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn cay, những trái ớt đỏ mọng có chứa rất nhiều capsaicin – một trong những chất hóa học có khả năng phòng một số bệnh ung thư rất hiệu quả. 
2. Quả bơ: Loại quả này rất giàu chất chống ôxy hóa glutathione và beta-carotene, có khả năng tấn công các gốc tự do trong cơ thể - một trong những yếu tố gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra, quả bơ cũng có nhiều chất kali rất tốt những người mắc bệnh cao huyết áp.
3. Cà rốt: Không chỉ tốt cho thị lực, cà rốt cũng giúp phòng bệnh ung thư rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy , cà rốt rất giàu chất beta-carotene có thể giúp giảm nguy cơ rất nhiều loại ung thư, bao gồm: ung thư phổi, họng, dạ dày, ruột, tuyến tiền liệt và ung thư vú.
4. Hạt lanh: Loại hạt được trồng phổ biến ở khu vực Nam Á và Địa Trung Hải này rất giàu chất chống ôxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Bên cạnh đó, hạt này cũng chứa rất nhiều axít béo Omega-3 rất tốt cho sức khỏe.
5. Tỏi: Loại gia vị phổ biến này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy rằng chất allium trong tỏi có khả năng đào thải các chất gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình phát triển của khối u. 
6. Trà xanh: Theo nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, trà xanh là một loại "thần dược" giúp ngăn ngừa rất nhiều loại ung thư như ung thư da, thực quản, dạ dày, phổi,... Vì trà xanh có rất nhiều chất chống ôxy hóa polyphenol nên nó có tác dụng ngăn cản máu dẫn tới các tế bào ung thư.
7. Cam thảo: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thân và rễ của cây cam thảo rất giàu chất glycyrrhizin, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên những người bị huyết áp cao không nên sử dụng cam thảo.


8. Cây hương thảo: Loại cây này có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da và ung thư vú rất hiệu quả. Ngoài ra, cây hương thảo cũng có tác dụng điều trị các bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa và đau đầu.

9. Tảo biển:
 Loại thực phẩm bổ dưỡng này rất giàu chất beta-carotene, protein, vitamin B12, chất xơ, diệp lục và axít béo, giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

10. Nghệ: Loại củ này chứa các enzyme có khả năng kháng viêm tuyệt vời và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư ruột và ung thư ruột kết.

Khuyến cáo mới trong phòng ngừa ung thư

(Dân trí) - Nhân dịp năm mới, tạp chí Prevention của Mỹ cập nhật, giới thiệu một số cách phòng ngừa bệnh ung thư mới ở phụ nữ dựa trên các nghiên cứu lâm sàng do Trung tâm ung thư Moffitt của Mỹ thực hiện.
Phong ngua ung thu.jpg
1. Chú ý đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày
Theo nghiên cứu của Nhóm công tác môi trường thuộc Bộ Môi trường Mỹ, nếu nguồn nước sinh hoạt không được xử lý, không được lọc kỹ trước khi sử dụng sẽ làm gia tăng bệnh ung thư bởi nó có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh và hóa chất độc hại làm gián đoạn nội tiết tố của cơ thể. Không nên uống nước trực tiếp từ vòi, không nên đựng nước trong bình nhựa mà thay bằng bình thép không gỉ, thủy tinh hay sành sứ để tránh tiết ra các chất ô nhiễm, đặc biệt là BPA.
2. Tránh xa hóa chất độc hại
Các loại nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông, các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, thuốc nhuộm tóc, than tổ ong... là nguồn rò rỉ hóa chất gây ung thư rất mạnh, nhất là khí benzen, bám vào da và ngấm vào cơ thể. Vì vậy khi phải tiếp xúc với các hóa chất này cần mang phòng hộ đầy đủ và hạn chế tối đa thời gian phơi nhiễm.
3. Nên ướp thịt trước khi nướng
Uop thit truoc khi nuong.jpg
Các loại thịt chế biến quá kỹ, nướng trực tiếp trên ngọn lửa hay trên than hồng có thể tạo ra các chất amine dị vòng (heterocyclic amines) và hydrocacbon thơm đa vòng, thủ phạm làm tăng bệnh ung thư. Theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống ung thư Anderson, ĐH Texas, để giảm thiếu các chất độc hại nói trên, trước khi nướng nên bổ sung thêm gia vị và ướp ít nhất một giờ trước khi nướng. Lý do, gia vị giàu chất chống ô-xy hóa có thể cắt giảm tới 87% nguy cơ gây ung thư phát sinh từ thịt nướng.
4. Nên dùng cà phê đã lọc cafein
Theo nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện 2010, những người uống 5 tách cà phê không còn cafein/ngày giảm được tới 40% nguy cơ ung thư não so với những người uống ít hơn hoặc không uống. Ngoài ra, với tần suất dùng 5 tách ngày còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư miệng, vòm họng, thậm chí tác dụng ngừa ung thư của cà phê không cafein còn tốt hơn cả trà, nhất là phòng chống bệnh ung thư não.
5. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước và các chất lỏng khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang thông qua cơ chế làm loãng nồng độ tác nhân gây ung thư trong nước tiểu và giúp bàng quang đẩy nhanh nước tiểu ra ngoài. Vì tác dụng của nước, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cao nên uống ít nhất 8 cốc nước hay chất lỏng mỗi ngày được xem là mang lại lợi thế cao nhất.
6. Tăng cường nhóm rau xanh thẫm màu
Theo nghiên cứu, rau xanh có màu thẫm là do hợp chất chlorophyll tạo nên, nhóm thực phẩm này rất giàu ma-giê có tác dụng làm giảm ung thư ruột kết ở phụ nữ, thông qua nguyên lý giúp cho tế bào phát triển ổn định, không bị đột biến. Chỉ cần ăn 1/2 bát rau xanh thẫm màu như rau bina, bông cải nấu chín sẽ cung cấp khoảng 75mg ma-giê hay 20% lượng dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày.
7. Tăng cường thực phẩm dạng hạt nguyên chất
Thuc pham hat nguyen chat.jpg
Nhóm thực phẩm này giàu xêlen, chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang, giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng selen không chỉ bảo vệ tế bào trước nguy cơ tấn công của các gốc tự do mà còn tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn chặn hình thành các mạch máu nuôi khối u hay còn gọi là giải pháp để đói khối u.
Những thực phẩm chứa chất này rất đa dạng như đậu đỗ, lạc, hạt hướng dương, hạt lanh, quả hạch..., nhất là nhóm hạt thô, nguyên chất, ít qua chế biến, kể cả lúa mì lúa mạch, kê, gạo... Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên trang bị kiến thức tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn mua thực phẩm sạch bởi theo nghiên cứu, một số loại thực phẩm bán ngoài chợ có cả thuốc trừ sâu, hóa chất chứa trên 40 chất gây ung thư nguy hiểm.
8. Đi bộ giảm ung thư vú
Theo nhiều nghiên khoa học phát hiện thấy tập thể dục như đi bộ nhanh 2 giờ một tuần cắt giảm tới 18% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Vì lợi thế này mọi người nên duy trì cuộc sống vận động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại, nằm hay ngồi nhiều. Đơn giản, vận động giúp cho cơ thể đốt cháy chất béo, làm giảm quá trình sản xuất estrogen gây tăng ung thư vú. Ngoài luyện tập thể thao, nên duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý bởi qua nghiên cứu, Hiệp hội ung thư Mỹ (ACS) cho biết béo phì là nguyên nhân gây tử vong vì ung thư ở phụ nữ tới 20% và nam giới là 14%. Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở ngưỡng hợp lý với BMI từ 21-25. BMI được tình bằng công thức BMI= trọng lượng: (chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55 kg, cao 1,6 mét thì BMI= 55:(1,6)2 = 21,48 . Nếu IBM 18,5- 24,9 là bình thường, từ BMI= 25-30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì
9. Không nên giặt khô
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ thực hiện năm 2011thì dung môi có tên là perc (viết tắt của perchloroethylene) được sử dụng trong quá trình giặt khô có thể làm gia tăng bệnh ung thư gan, thận và bạch cầu.
Để hạn chế nên giặt ướt, dùng chất tẩy, xà phòng có chất lượng cao.
10. Hạn chế dùng điện thoại di động
Han che dung dien thoai di dong.jpg
Sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng gần đây qua nghiên cứu khoa học phát hiện thấy công cụ nói trên có thể làm gia tăng bệnh ung thư. Vì lý do sức khỏe, mọi người nên hạn chế tối đa mang ĐTDĐ bên mình, nên dùng điện thoại cố định, thực hiện những cuộc gọi ngắn hoặc nhắn tin, dùng tai nghe khi đàm thoại để hạn chế bức xạ, nhất là ở phụ nữ giai đoạn mang thai.
11. Chú ý khi dùng axit folic ở phụ nữ
Nên chú ý khi dùng thực phẩm giàu axit folic, đây là vitamin nhóm B, rất cần cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh và nguy cơ ung thư, tuy nhiên khi dùng nên tư để hạn chế mặt trái. Nạp quá nhiều axit folic dạng tổng hợp có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư phổi và tuyến tiền liệt.
12. Hạn chế các chiếu chụp không cần thiết
Kỹ thuật chụp CT (Computed Tomography gồm chụp quét cắt lớp điện toán để chẩn đoán hình ảnh, sử dụng tia x tạo ra các bức ảnh về mặt cắt các bộ phận trên cơ thể) là công cụ chẩn đoán tuyệt vời nhưng nếu lạm dụng sẽ tạo ra mức bức xạ cao hơn cả chụp X-quang, thủ phạm làm gia tăng bệnh ung thư nguy hiểm.
Qua nghiên cứu cho thấy, 1/3 số ca chụp CT là không cần thiết và như vậy, nếu quá tin vào kỹ thuật này vừa tốn tiền lại làm tăng bệnh, nhất là bệnh ung thu bạch cầu. Nếu thực sự cần mới nên dùng siêu âm hoặc MRI.
Khắc Nam
Theo Prevention

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét