Giả và thực / Kinh Dịch của người Việt?
Đôi lời: Không nói ra mà ai cũng hiểu, rằng lịch sử luôn chứa đựng những bí ẩn, khuất lấp, sai lạc, vừa do biến động của thời gian, lầm lẫn chủ quan của chính con người hoặc do những mục đích chính trị mà bóp méo sự thực. Hệ quả của những sai lạc đó thì khôn lường. Để rồi con người trong lúc vừa háo hức hướng tới tương lai, nhưng lại vẫn vô vọng trở ngược thời gian tìm lại chính mình.
Xin giới thiệu hai bài viết, một của độc giả BS gởi tới, một được đăng trên Tạp chí Xưa&Nay số 332, tháng 5-2009, cả hai đều chạm đến một vấn đề rất hệ trọng của văn hóa-lịch sử Việt Nam, Trung Hoa.
Giả và thực
Rất nhiều người Việt hiện mang não trạng đầy mặc cảm tự ti khi so sánh giữa ta và Tàu. Quy mô to lớn đã đành rồi, còn về chất, về trình độ thì ta thua kém Tàu, họ xem như là chuyện đương nhiên vậy.
Sở dĩ có trạng thái tâm lý này vì bao năm qua cả thế gian bị chi phối bởi những thông tin giả chứa đựng trong ngụy sử, ngụy thưmà người Hán đã tạo ra. Từ tấm bé đã được nghe kể chuyện, lớn lên được học và được đọc, ngụp lặn trong biển thông tin giả tạo ấy khiến tư tưởng người Việt bị vây hãm, tâm trí bị đè nặng đến nỗi không dám nghĩ đến sự to lớn và rực sáng của đất nước cũng như văn minh dòng giống Việt thời xa xưa, mãi tận hôm nay trong cái bầu khí như thế nếu có ai đó dám nói ngược rằng Lạc Việt là suối nguồn của văn hoá văn minh Trung Hoa ắt sẽ bị không ít người coi là hoang tưởng, thần kinh có vấn đề.
Với Lịch sử Trung Quốc đang lưu hành, rõ ràng Hán tộc đã thành công thậm chí rất thành công trong thủ đoạn dùng ngọn Ngũ Hành sơn kinh văn đè ép vây hãm tâm trí người Việt. Hùng khí vốn có trong bản thân người họ Hùng bị triệt tiêu dưới sức đè triệu triệu cân của ngọn núi Ngũ hành….GIẢ, ảo giác về sự lớn mạnh và rực rỡ của văn minh ‘Trung Quốc’ đã tạo ra nơi người Việt trạng thái tâm lý tự ti nặng nề, thôi đành khuôn theo thân phận nhỏ bé và lạc hậu của một chư hầu bao đời nay rồi.
Tự trong thâm tâm đã mang mặc cảm tự ti thấp bé như thế thì cái nhìn nếp nghĩ làm sao có thể hùng tráng được, không có những cái đầu hùng tráng thì không thể có quốc gia hùng mạnh được. Với não trạng ấy con người ta chỉ có thể nhìn nhận và xử lý mọi vấn đề kể cả chuyện quốc gia đại sự theo kiểu gà què ăn quẩn cối xay.
Giải tỏa trạng thái tâm lý tự ti phải là ưu tiên số 1 trong việc phục hoạt Hùng tính nơi con dân Lạc Việt, chi Việt duy nhất còn lại của Bách Việt Hùng tráng xưa.
Trong dân gian râm ran truyền miệng:
- Người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm khiến khí thiêng sông núi không thể phát tác được.
- Người tàu phá các long mạch khiến đất Việt không còn minh chúa để dẫn dắt dân tộc đi lên.
- Bảo khí Trấn Quốc là nỏ thần làm từ móng Rùa đã bị tráo hàng giả.
- Mũ đâu mâu thần thông sáng suốt cũng bị tráo đổi mất rồi.
- “Trạng” tức bậc hiền tài dặn con: lúc cha chết nhớ chôn nằm sấp để khi người Tàu cướp nước, chúng lật ngược xác lên sẽ trở thành nằm ngửa, như vậy nòi hiền tài nước ta sẽ không bị dứt. Nào ngờ con quá thương bố không dám làm theo lời dặn nên xác ‘trạng’ bị lật úp khiến nước ta hết người tài.
Những đồn đại như trên cứ dai dẳng truyền từ đời này sang đời kia như một cách dẫn dắt luồng suy nghĩ vậy.
Cái gì quý giá lắm đã bị tráo mất?
Lộn ngược thi thể là muốn nói điều gì?
Có thực là người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm để triệt tiêu nguồn linh khí nước Việt?
Những điều này có thực hay không? Câu hỏi cứ day dứt ám ảnh tâm trí người Việt bao đời nay chợt nhận ra là hoàn toàn thựcnhưng thực theo nghĩa bóng chứ không phải nghĩa đen.
Gạt bỏ lớp vỏ huyền hoặc thần bí ngụy trang thì điều người xưa muốn nói với lớp người đi sau thực sự lộ rõ. Cơ sở của nền minh triết và khoa học Việt là Dịch lý đã bị tráo đổi, phần tinh anh nhất của trí tuệ tiền nhân Việt bị biến thành mớ hỗn độn không tài nào hiểu nổi và công dụng duy nhất giúp đời chỉ là bói toán tìm câu trả lời, hên xui may rủi.
Lịch sử và địa lý nước Việt cũng đã bị tráo đổi lộn ngược lộn xuôi, thủ đoạn xem ra chẳng có gì cao siêu nhưng lại rất hiệu quả. Vua Càn long đã làm càn ,dùng tiền bạc thu mua, thu mua không xong thì tước đoạt thu hết sách vở và bản đồ đang có trong nước mang về cạo sửa, cạo sửa không nổi thì đốt phi tang.
Có khi nào ta đặt câu hỏi : Càn Long hành động như thế để làm gì? Phải chăng là sự tiếp nối và hoàn tất công việc vĩ đại do ông nội Khang Hy khởi xướng, mục tiêu nhằm đến là xóa sạch dấu vết về gốc gác Bách Việt của nền văn minh Trung Hoa để rồi đi tiếp bước sau là đồng hóa Trung Hoa là Hán, Hán là Trung Hoa, tất cả là thành tựu trí tuệ của người Hán, chỉ người Hán mới văn minh?
Trong lịch sử Bách Việt, việc diệt chủng về mặt văn hóa không phải chỉ bắt đầu từ thời Mãn Thanh mà đã có từ thời Quang Vũ nước Đông Hán hay Đông Hãn quốc ở đầu công nguyên, chuyện Mã Viện thu trống đồng đúc ngựa ở Lạc Việt chỉ là phần nổi của toàn bộ vấn đề ăn cướp thành tựu tri thức của người họ HÙNG trong đó kinh Thư và kinh Dịch là phần nổi cộm nhất, áp dụng luật Hán thay cho luật Việt không phải chỉ là chuyện thi hành pháp luật mà thực ra là sự đồng hóa cưỡng bức thay đổi lối sống, thay đổi mọi hành vi ứng xử tức văn hoá.
- Bằng thủ đoạn ăn cướp thô bạo của cặp đôi Quang vũ – Mã Viện khiến chữ nghĩa sử sách nói chung là cả nền văn minh người họ HÙNG trước công nguyên đã biến thành gia sản của Hán tộc.
- Công trình văn hóa hết sức to lớn của hai ông cháu Khang Hy – Càn Long đã biến mọi thành tựu của văn minh Bách Việt saucông nguyên thành văn minh của người Hán – Mãn, thành công vượt sự mong muốn. Chỉ một thời gian sau ‘tứ khố toàn thư’ thì tộc người Bách Việt ở Hoa nam coi như bị xóa sổ, thân xác Việt còn đấy nhưng hồn Việt thì đã ‘thăng thiên’ mất rồi. Với người Hoa nam thì nay Hoa là từ đồng nghĩa của Hán; là hai tên gọi của một tộc người có gốc gác cội nguồn ở lưu vực Hoàng Hà chẳng còn ai biết tới vua HÙNG nữa cả.
Sự tráo đổi cạo sửa lịch sử Trung Hoa cũng chẳng có gì là tinh vi ghê gớm nhưng có lẽ là ‘cơ trời vận nước’ nên con cháu Lạc –Hồng bao năm qua nhìn không ra.
Nhân cảnh ‘tai trời ách nước’ thời Vương Mãng khiến nơi nơi đói kém, người Man ở vùng Hoàng Hà tụ tập lập đảng cướp ở núi Lục Lâm, người đời khinh thường gọi là bọn ‘Lục lâm thảo khấu’, nghĩa là bọn giặc cỏ núi Lục lâm, nhưng tiểu nhân đắc thời, giặc cướp nhẩy lên làm vua xưng là Canh thủy đế triều Tiền hay Tây Hãn quốc (Man ngữ gọi vua là Hãn, nước của Hãn là Hãn quốc, quân của Hãn là Hãn quân), thủ đô là Tây An –Thiểm Tây ngày nay , nhưng chỉ sau vài năm thì bị những người Trung hoa theo đạo Lão nổi dậy gọi là quân Xích My đánh bại chiếm mất vùng kinh đô Tây an. Lưu Tú, một tướng lãnh của Thảo khấu trước đây lập ra Đông hãn hay Hậu hãn quốc ở Hà bắc, sử gọi ông ta là Quang Vũ đế. Ở đây chữ đế là thừa và Hán sử chỉ có ‘quan vũ’ chứ không có ‘Quang Vũ’, là danh hiệu không phải tên riêng, ‘quan vũ’ nghĩa là vua của nước ở phía nam Trung Hoa. Năm 25 Quan Vũ đánh bại quân Xích My và định đô Hãn quốc của ông ta ở Lạc Dương –Hà Nam ngày nay.
Người Hán đã lấy tên triều Tiền hay Tây Hãn quốc của Canh thuỷ đế gán cho Triều đại Trung hoa do Lý Bôn hay Lưu Bang kiến lập tạo ra sự tiếp nối liền lạc giữa Tiền Hán và Hậu Hán , gắn cái đầu lịch sử và văn minh của Trung hoa lên cái mình Hán hay Hãn tộc qua cái cổ tiền – hậu hay tây- đông.
Về địa lý những chuyên viên tráo đổi đã nghĩ ra chiêu di dời Hạo kinh, là kinh đô nhà Tây Chu về Tây an cùng địa điểm với thủ đô của Canh thủy đế –Tây hãn quốc, dời kinh đô Đông Chu về Lạc dương bên bờ Hoàng Hà là kinh đô của Đông hay Hậu hãn quốc ; họ đem một đông một tây đô của Trung hoa đặt chồng lên một đông một tây đô của Hán tộc. Hành động này công dụng như thuốc xóa thẹo làm mờ đi chỗ ‘tháp – gắn’ đã tạo ra lịch sử đầu Hoa mình Hán. Rõ ràng là cả hai Trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử và văn minh dân tộc đều nằm trong vùng quê hương người Hán ở Hoàng Hà cách đất Bách Việt xa, việc dời chuyển dối trá này tạo ra hiệu ứng tổng hợp hỗ trợ rất đắc lực cho sự tráo đổi ‘tiền- hậu’, khiến biết bao người đã mù còn thêm mờ.
Nhưng khi thực hiện việc tráo đổi và di dời này thì phát sinh vấn đề: không trùng khớp với những thông tin về địa lý đã có về các nước chép trong sách sử xưa, thế là vua tôi ‘họ Hãn ’cho … lộn ngược hai phương Bắc và Nam, nam biến thành bắc, ngược lại bắc hóa ra nam. Vậy là coi như xong mọi chuyện, khớp đúng hoàn toàn. Chẳng cần để ý tới điều quái gở như: phương BỨC – BẮC mà lại… tuyết dầy và phương NAM là phương của dân theo quan niệm chính thống Trung hoa lại ở hướng Xích đạo tức hướng mặt trời đi. Quả thực đáng phục bội phần khi Hán tộc không những biết mà đã thực hiện quan niệm dân là trời, tức quan niệm dân chủ khi trình độ chính trị chung của nhân loại chắc chỉ vừa mới nghe thấy từ ‘vua’.
Thực hiện đủ 3 phép trên, người Man – Hán đã thành công trên cả tuyệt vời. Thiên hạ bị lừa suốt bao năm không một ai lên tiếng nghi ngờ tính trung thực của Hán sử. Chính ‘Ngụy sử’ đầu Hoa mình Hán này là ‘lá bùa’ trù ếm làm suy sụp tinh thần người Việt, long mạch chính là hùng khí trong tinh thần bị ngọn Thái sơn triệu triệu cân…giả đè bẹp dí. Mặt đất này nào khác chi chốn rừng hoang trong cuộc cạnh tranh sinh tồn. Việt tộc luôn phải đối mặt với anh chàng láng giềng khổng lồ đã cao to mà còn đẹp đẽ, trí tuệ rực sáng cả vùng trời Đông hỏi làm sao tránh khỏi tâm lý kiêng dè nể sợ?
Cơ sự này hoàn toàn chỉ là trạng thái tâm lý chứ không có một tí sức nặng thực nào dù là cỏn con đi nữa, sử thuyết họ HÙNG đã chỉ ra Trung Hoa thời nhà Chu chính là nước Văn Lang trong dòng sử Việt (xem bài Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang trong sử thuyết họ HÙNG ) mà nếu tính toán ra thì hầu hết những gì tiêu biểu cho văn minh Trung Hoa đều Xuất phát từ triều đại Chu-Văn lang này. Từ kinh văn sách vở cho tới những nhân vật kiệt xuất, hết thảy đều ra đời vào thời ấy. Thử hỏi văn minh Hán tộc có gì để lấy đè người? Đúng là cáo mượn oai hùm, oái oăm là ở chỗ đối tượng bị dọa lại chính là con hùm mà nó đã mượn oai, ông hùm sợ cái bóng của chính mình, bịt mắt cụp tai nên mãi không nhận ra sự thực.
Ngày nay thiên hạ ai cũng biết văn minh Trung quốc sáng như trăng đêm rằm nhưng không người nào biết đó chỉ là ánh sáng phản chiếu lại nguồn sáng thực phát ra từ mặt trời Việt đang chìm khuất ở góc trời bên kia.
Từ ngày Sử thuyết họ Hùng ra đời thì chân thành chân giả ra giả trò lộng giả thành chân hết tác dụng; lịch sử chân thực của Việt tộc đã thẳng tay xé toạc ‘lá bùa’ bấy lâu nay đè nặng lên tâm trí người Việt. Sự thật đã phơi bày, sức nặng triệu triệu cân phút chốc bốc hơi, nhẹ như mây khói, tâm hồn Việt lại thung dung tự tại và chắc chắn chỉ qua thời gian ngắn trấn tĩnh thoát ‘choáng’ là hùng khí lại bốc cao ngút trời. Nỏ thần đã trở về tay chủ cũ ; Kiểu ( kinh) bị dời đến đất man cũng đã hoàn Cổ lũy (thành Cổ loa), nhìn từ Lạc ấp, phương đông đang hừng sáng, mặt trời đang dần lên trong tiếng trống đồng đón chào rộn rã.
————————–
Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch, phải chăng đây là sáng tạo của người Việt?
Nguyễn Thiếu Dũng
Tạp chí Xưa & Nay – Số 332 tháng 5/2009Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.
Mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ”, nhưng
chân lý không phải là dựa vào số đông.
Một người làm khoa học chân chính chỉ nên đưa ý kiến phản biện sau khi đã đọc kỹ quan điểm đối lập, cân nhắc chính xác những bằng chứng họ đề ra xem chỗ nào mình đồng ý, chỗ nào không đồng ý, rồi chính mình phải trưng cho được những chứng cứ ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề, không nên nói chung chung, nói theo cảm tính. Cho rằng Kinh Dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam là quyền của mỗi người, nhưng muốn bảo vệ niềm tin này phải dựa vào chứng lý.
Người Trung Hoa nói về nguồn gốc Kinh Dịch dựa trên những chứng lý nào?
1/ Trước hết họ cho Phục Hy nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái. Đây là chuyện hoang đường chỉ hợp với những người mê tín, ưa sự huyền hoặc, thế mà cũng được vô số người tin như thật. Nhưng Phục Hy dù là nhân vật huyền thoại vẫn không phải là thủy tổ chính thống của người Hoa hạ. Phục Hy là tổ của một tộc trong đại chủng Bách Việt phía Nam Trung Quốc, người Hoa mượn làm tổ của mình. Tư Mã Thiên không đồng ý nên đặt Hoàng Đế ở đầu Sử ký. Vậy nếu Phục Hy có làm ra Bát quái cũng không thể nói là của Trung nguyên. Thừa nhận Phục Hy chế ra Kinh Dịch là người Hoa đã nhận Kinh Dịch là của dân Bách Việt, vậy sao cứ nói mãi Kinh Dịch của Trung Hoa và gọi đó là niềm tin chính thống. Hoàng Tông Viêm (16161 0 1686) người ở cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh đã cực lực phủ nhận vai trò của Phục Hy trong Kinh Dịch, sao người Việt Nam vẫn cứ tin!
2/ Sau Phục Hy, người Hoa tin là Văn Vương khi bị Trụ Vương cầm tù ở Dữu Lý đã nâng cấp 8 quẻ thành 64 quẻ và viết quái từ hào từ Kinh Dịch. Người đưa ra thuyết này Tư Mã Thiên, sử gia hàng đầu và uy tín của Trung Quốc. Chính vì Tư Mã Thiên có uy tín nên người ta đã theo đó mà tin không cần kiểm chứng.
Từ Văn Vương đến Tư Mã Thiên cách nhau hơn nghìn năm trung gian có Khổng Tử cách mổi ông chừng 500 năm.
Khổng Tử rất tôn sùng Văn Vương, thế mà chưa bao giờ nói với Văn Vương soạn Kinh Dịch.
Ở đầu quyền Sử ký, lương tri Tư Mã Thiên còn ray rứt nên chỉ đưa ra giải thuyết “có lẽ Văn Vương diễn Dịch”, nhưng gần cuối sách thì lại xác định hẳn là Văn Vương diễn Dịch, và nhiều người hùa theo đó mà tin.
Kinh Thi là sách đại tụng Văn Vương, kể rất nhiều công tích của văn Vương nhưng không hề đả động đến Kinh Dịch. Các con Văn Vương như Võ Vương,Chu Công dùng bói toán để cúng lễ Văn Vương nhưng chưa bao giờ nói Văn Vương bói Dịch chứ đừng nói đền chuyện Văn Vương soạn dịch.
Chính nhóm Ngô Bá Côn đã xác định điều này: “Từ thời cận đại đến nay, cách nhìn nhận này đã bị các học giả phủ nhận” (Dịch học, Nxb Văn hóa – Thông Tin, Hà Nội, 2003, tr.90). Sách Tả truyện dẫn nhiều câu chuyện bói Dịch nhưng không hề nói Văn Vương soạn Dịch. Các nhà Dịch học Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã có người muốn dứt bỏ Văn Vương khỏi vương quốc Kinh Dịch, nhưng
có một số người nhiễu sự ưa chuyện huyễn hoặc cứ cố níu kéo Văn Vương, nhất là một số Dịch học người Việt.
3/ Sau khi loại bỏ Phục Hy và Văn Vương, một số nhàịch học Trung Quốc lại cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ các nhà Vu Hịch là các quan coi việc bói toán (Có Hiệt Cương, Lý Kính Trì), Kinh Dịch có các từ phán đoán giống các từ bói toán: cát, hung, hối lận, cữu, vô cữu, nhiều lời hào trùng hợp với lời bói, nhưng quan điểm này không mấy thuyết phục vì hai cơ cấu Dịch và bói khác nhau, bốc từ là những câu hỏi sẵn đưa ra để hỏi về một vấn đề mà người hỏi thắc mắc, câu trả lời là nhận hoặc phủ nhận, có hay không, còn hào từ phải tùy thuộc vị trí của hào, bản chất của hào, thời của quẻ.
4/ Phát hiện mới nhất là quan điểm của Trương Chính Lương khi cho rằng nguồn gốc của quẻ Dịch đến từ quẻ số khắc trên Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Nhóm Chu Bá Côn cũng đã có ý kiến về vấn đề này “Song dùng các chữ số trong phép bói cỏ như 1,5,6,7,8 … không đủ chứng cứ để chứng minh tại sao trong Kinh Dịch lại chỉ có 8 kinh quái và 64 biiệt quái” (Dịch học, tr.63).
Sau cùng nhóm Chu Bá Côn kết luận: “Tóm lại, đối với việc tìm hiểu nguồn gốc của quái, hào, tượng tuy đã có một số ý kiến có ảnh hưởng nhất định trong mấy năm gần đây, nhưng những điều được đề cập tới đầu không ngoài loại tượng và số, vẫn chưa thể nói là đã có một đáp án được gọi là công nhận. Có lẽ trong tương lai gần, theo đà phát hiện tư liệu ngày càng nhiều, chúng ta sẽ có được một đáp án xác đáng.” (Dịch học, tr.63). Còn Vương Ngọc Đức thì bi quan hơn: “Cuộc tranh luận kéo dài hai ngàn năm vẫn không có câu giải đáp chính xác. Nếu vẫn theo phương thức tư duy của các học giả thời xưa, thì hai ngàn năm nữa vẫn chưa làm rõ được vấn đề”. (Bí ẩn của Bát Quái – Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 1996, tr.27).
Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu “bó tay” không truy vấn được.
Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi.
Vậy để xác định Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam, chúng ta có những chứng cứ gì?
Năm 1970, Giáo sư Kim Định đã tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh linh thế, tiếp sau đã có nhiều người mạnh dạn đề xuất những chứng cứ như Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm …
Riêng cá nhân tôi từ năm 1999, đến nay, tôi đã trình với công luận những chứng cứ khả dĩ chứng minh được Kinh Dịch là di sản của tổ tiên Việt Nam qua mấy điểm sau:
Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt tộc đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương – Thanhnienonline).
Chứng liệu của Việt tộc trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc. Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn. Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (Sứ giải Văn Lang – Anviettoancau.net).
Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm của Việt Nam, Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (Chiếc gậy thần – dạng thức nguyên thủy của hào âm dương – thanhnienonline).
Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt (Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch – Dunglac.net).
Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài của Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Tộc sử dụng đễ viết quái, hào từ Kinh Dịch. Đồ này được tổ tiên Việt tộc giấu trong truyền thuyết, trên trống đồng, nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. (Trung Quốc đã công bố hơn 4000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam – Thanhnienonline)
Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện Con Rồng cháu tiên là chuyện của Trung thiên Đồ, chuyện Sơn tinh thủy tinh là chuyển kể lại từ những lời hảo quẻ Mông, người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh. Truyền thuyết được lưu giữ chính là để báo tồn Kinh Dịch (Các bài trên Anviettoancau.net – cùng tác giả).
Trong một bài báo ngắn, chúng tôi không thể trình bày hết mọi chứng cứ nhưng thiết tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ để hy vọng các bậc đại thức giả Việt Nam nên xét lại vấn đề, cân nhắc phân minh trả lại sự công bằng cho tổ tiên. Thái độ thờ ơ của quí vị chỉ làm tăng thêm nỗi đắng cay chua xót của liệt tổ ở chốn u linh. Xin hãy chung tay làm sáng tỏ huyền án này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét