Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tác dụng của trà hoa cúc


Từ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ăn hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…

Sách Bản thảo cương mục của danh y Lý Thời Trân (đời Minh) cho rằng, hoa cúc có thể dùng ăn sống, ăn chín hoặc nấu canh ăn.
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở. Ngoài ra, hoa cúc còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ, người nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần bị căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung… Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Hơn nữa, so với các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt khác, hoa cúc còn giúp sáng mắt, làm tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả những người trưởng thành. Đặc biệt, tác dụng giải nhiệt hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi trước máy tính, đối mặt với tình trạng căng thẳng do áp lực công việc, ít có thời gian vận động, điều kiện ăn uống không đủ dưỡng chất.

Hoa cúc được dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác giúp thanh nhiệt, chữa bệnh rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt. Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ.
Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, thường bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, thường bị ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên dùng hoa cúc.Về thời gian sử dụng, nếu dùng để giải nhiệt, giải khát, có thể uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu dùng cho các phương pháp trị liệu, tốt nhất bạn nên uống trà hoa cúc 2 - 3 lần trong ngày, trước bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
Lương y Đinh Công BảyTổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM

Chế biến hạt gấc thay mật gấu chữa bệnh


Như chúng ta đã từng biết, mật gấu là vị thuốc vô cùng hiếm, dùng trị chấn thương, đau nhức do bị tích tụ huyết, người kiệt sức, suy tim mạch, suy thận... Tuy nhiên, mật gấu thiên nhiên không dễ dàng mà có được, nuôi gấu lấy mật cũng rất tốn kém và nguy hiểm. Dưới đây, xin được giới thiệu tới bạn đọc bài thuốc quý từ cây gấc của dòng họ Lý, dân tộc Sán Dìu (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
Hạt gấc còn chữa được bệnh quai bị

Gấc thuộc loại dây leo, lá và dây màu xanh đậm. Hạt gấc chữa trị nhiều bệnh có giá trị hiệu quả cao, dễ tìm, dễ chế biến và dễ sử dụng,  tác dụng dược tính hiệu nghiệm không kém mật gấu.
Hạt gấc (quả chín cây) màu xám sẫm, tròn hoặc từa tựa bánh xe răng cưa, vỏ cứng chọn lấy 30 đến 45 hạt đem rửa thật sạch, để ráo, nướng vàng một mặt, còn mặt kia nướng gần cháy lớp vỏ trên bếp tha củi. Sau đó, mang hạ thổ. Tiếp đến, bóc hết lớp vỏ, cho phần nhân vào cối, dùng chày giã nhỏ, gần nát (lưu ý không được dùng máy xay sinh tố để xay, vì như vậy sẽ làm mất hết công dụng của hạt gấc).
Đem tất cả cho vào bình thủy tinh (tuyệt đối không được sử dụng bình bằng nhựa), rồi dùng 1-2lít rượu gạo ngâm vào (rượu càng nặng, càng tốt). Ngâm khoảng 1 tháng rượu thuốc sẽ hóa đỏ bầm, mùi hơi hắc, vị chát đắng là có thể đem ra sử dụng (ngâm càng lâu, càng có tác dụng), chỉ xoa bóp chứ không được uống.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

5 loại thực phẩm sống còn cho cơ thể bạn


Ngoài cá, thịt và gia cầm, ít người biết rằng các loại đậu đỗ, các loại hạt cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp các thành phần thiết yếu và duy trì sự sống của cơ thể. Dưới đây là danh sách 5 loại thực phẩm quan trọng nhất trong Hướng dẫn chế độ ăn của Malaysia năm 2010. Chúng bao gồm cá, thịt, gia cầm, trứng,
các loại đậu đỗ và các loại hạt. Thực tế, chúng không chỉ tham gia xây dựng cơ thể, mà còn cung cấp những dưỡng chất sống còn cho sức khỏe và duy trì cơ thể, như đạm, vitamin, kẽm, sắt và magie, theo health.asiaone.

1. Cá

Đạm trong cá tương đương với trong thịt và gia cầm. Mỡ của cá dễ tiêu và thường có tỷ lệ thấp hơn với hai loại kia. Hàm lượng cholesterol của cá cũng thấp hơn hẳn.
Một vài loài cá (như cá hồi, cá trích) có tỷ lệ cao axit béo omega-3, được biết đến là rất có ích cho sức khỏe, đặc biệt trong các vấn đề tim mạch.
Hàm lượng kẽm và sắt trong cá thấp hơn trong thịt, nhưng cơ thể lại dễ hấp thu hơn. Ngược lại, vitamin B12 trong cá tương đương thậm chí cao hơn trong thịt. Đây cũng là nguồn iốt dồi dào.
Những loài cá nhỏ ăn được cả xương là nguồn canxi rất tốt, đặc biệt với người không ăn sữa.

2. Thịt và gia cầm

Đây là nguồn đạm giá trị cho bữa ăn hàng ngày. Chúng giàu sắt, dễ được cơ thể hấp thụ. Chúng cung cấp lượng lớn kẽm và vitamin B12. Để làm giảm lượng mỡ bão hòa đưa vào người, bạn hãy chọn loại thịt ít mỡ, hoặc nếu là gia cầm hãy bỏ da.
Nội tạng động vật như gan, thận, tim, mề… không nên ăn thường xuyên, vì chúng chứa hàm lượng cao cholesterol.

3. Trứng

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao và vì thể được khuyến cáo dùng cho tất cả những người khỏe mạnh. Trứng cũng khá rẻ so với các thực phẩm khác cùng nguồn gốc động vật.
Giá trị quan trọng nhất của trứng là: Nhiều đạm chất lượng cao, giàu vitamin B12 và cung cấp lượng lớn kẽm và sắt.
Lòng đỏ trứng có chứa nhiều cholesterol nhưng khác với sữa và thịt, nó lại không chứa nhiều axit béo no. Vì thế, với người bị cholesterol trong máu cao, nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng, từ 1 đến 3 quả mỗi tuần.

4. Các loại đậu đỗ

Lượng đạm trong đậu đỗ tương tự như trong thịt và gia cầm. Tuy nhiên, chúng thường thiếu 1 hoặc 2 loại amino axit (thành phần cơ bản của đạm). Vì thế, nên sử dụng lẫn 2 loại thực vật trở lên, chẳng hạn đậu đỗ và ngũ cốc, hoặc đậu đỗ với các loại hạt để tạo ra được đạm hoàn chỉnh.
Đậu đỗ cũng cung cấp lượng chất xơ giá trị, kẽm và sắt. Tuy nhiên, kẽm và sắt ở dạng này khó hấp thụ hơn so với từ động vật.
Đậu đỗ rất giàu vitamin nhóm B. Nó không chứa chất béo no và cholesterol như trong thịt và gia cầm.
Đậu đỗ (cũng giống như các loại hạt và một số loại quả) có chứa các chất hoạt tính sinh học, có tác dụng chống lại nhiều bệnh kinh niên.
Đậu nành và các sản phẩm của nó là một nhóm đậu đỗ được sử dụng nhiều nhất. Bạn nên sử dụng chúng hàng ngày, thậm chí có thể thay cho các thực phẩm từ động vật.

5. Các loại hạt và quả dạng hạt

Chúng gồm nhiều loại khác nhau như hạt lạc, hướng dương, hạt bí, vừng…, hạt dẻ, quả óc chó, quả hạnh… Bạn nên dùng chúng trong bữa ăn vài lần mỗi tuần.
Các loại hạt và quả này giàu đạm và các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo không no, các axit béo thiết yếu…
Tuy nhiên, các loại hạt cũng giàu chất béo, do vậy không nên dùng quá nhiều.
Nhóm thực phẩm này đặc biệt có giá trị với những người ăn kiêng, vì có thể thay thế những nguồn đạm khác.

Massage vành tai – một phương pháp bảo vệ sức khỏe


         Đông y cho rằng, 12 kinh mạch đều tập trung ở tai. Nhiều nhà khoa học cũng khẳng định, trên vành tai có hơn 100 huyệt liên quan đến bệnh tật. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có vùng phản xạ ở bộ phận này. Vì vậy, việc xoa sát vành tai được coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. 


Nhờ massage vành tai, bạn có thể kích thích các huyệt vị trên tai, thông qua đó kích thích toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, điều hòa thần kinh thực vật… Sau đây là cách thực hiện:
- Trước hết, hãy xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi ấm nóng. Dùng đầu ngón tay trỏ khẽ xoa xung quanh mặt trước của tai khoảng 10-20 lần, chú ý nhất vào vùng hõm (ngay trước lỗ tai, nơi có vùng đại diện của tim mạch) và phía trên mặt trước vành tai (nơi có huyệt “thần môn”, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa thần kinh thực vật, giảm đau, chống viêm).- Tiếp đó, dùng ngón tay cái xoa mặt sau tai (ở vùng này có “rãnh hạ áp”, việc tác động vào rãnh này giúp hạ huyết áp). Cùng lúc đó, có thể dùng lòng bàn tay ấp hẳn vào tai, xoa day nhẹ nhàng cho đến khi tai có cảm giác nóng ấm.
Việc massage vành tai cần được thực hiện đều đặn. Mỗi ngày, bạn có thể dành 3-5 phút cho công việc này. Phương pháp này không đem lại hiệu quả tức thời. Hãy kiên trì tập, bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện.
BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

Chế độ ăn uống và kiêng kị đối với người bệnh ung thư


1. Thực hiện chế độ ăn thức ăn sống. ( Sinh thực liệu pháp)

Biện pháp này chống ung thư tại nước ngoài đẽ có 100 năm lịch sử. sớm nhất bác sỹ Các- lin người Do Thái đã dùng chống ung thư bằng nước táo, nước quít, nước rau cần…
Một nhà khoa học Mỹ mắc bệnh ung thư trong lúc tuyệt vọng nghĩ ra phép ăn thức ăn sống, bà ta ăn một ngày 3 bữa rau, quả dưa, không ăn thức ăn chín, ăn như thế vài năm khỏi bệnh, sống thêm 20 năm mà không dùng phương pháp nào khác. Bà đã giới thiệu cho nhiều người khác, hơn ngàn người mắc bệnh ung thư đã được khỏi bệnh, biện pháp này có thể dựng phòng và chữa bệnh ung thư, vì rau xanh, dưa quả có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Phần lớn sinh tố và men có trong rau gặp nhiệt bị phân hủy, và rất nhiều rau có thể ăn sống được.
2. Ăn nhiều thức ăn có chứa sinh tố A. Sinh tố phòng được ung thư nhất là ung thư thượng bì, Sinh tố A có khả năng nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư ( giảm bớt cơ hội mắc ung thư) Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền. Có người Mỹ khảo sát trong một số 488 ăn ít Caroten, có 14 người mắc bệnh ung thư, Một tổ khác ăn nhiều Caroten chỉ có 2 người mắc bệnh ung thư phổi.
3. Nên thường xuyên ăn thức ăn có nhiều sinh tố C. Sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh và phát trển.
4. Ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế ung thư như: bắp cải, su lơ…và các chất nấm chống ung thư như: nấm hương đàm, nấm rơm, nấm bình cô, nấm dầu khí…
5. Thường ăn các loại: Tỏi, củ cải trắng, rau rút, ấu, măng nhược trúc. Trong tỏi có một loại axit amin mới là alixin ( có người dùng nuôi chuột bằng chất này, kết quả ức chế được di căn của tế bào ung thư) . Ở trung quốc Huyệt Thường sơn Tỉnh Sơn đông rất ít người chết vì ung thư dạ dày vì dân vùng này thích trồng và ăn tỏi. Theo các nhà nghiên cứu Tỏi có tác dụng ức chế tế bào mà hạn chế sự hình thành muối sous nitrate là nguyên liệu gây ung thư do đó chặn sự hình thành sous nitrate amonium là chất gây ung thư. Củ cải trắng cũng có tác dụng chống ung thư.
6. Nên thường ăn rau xanh. Có chất diệp lục tố có thể chống ung thư, thực nghiệm khoa học chứng minh 95% chất diệp lục tố không bị chất kiềm toan trong ruột phá hủy.
7. Nên thường xuyên ăn ý dĩ. Ý dĩ, sữa ông chúa và hải tảo ( rong biển) là những chất chống ung thư. Táo đỏ, sữa chua đều qua nghiên cứu thấy có tác dụng chống ung thư.
8. Nên thường xuyên ăn quả tỳ bà. ( nhót tây). Nhót tây có chất chống ung thư B17. nên ăn cá hố, huyết ngỗng, khoai sọ có tác dụng chóng ung thư. Nên ăn nhiều quả di hầu đào và quả không hoa (?). vô hoa quả( quả sung), còn gọi là quả mật. quả có nhiều vitamin A và D.
9. Những thứ nên kiêng. Những thức ăn mốc, thức ăn nướng cháy, thức ăn còn dính thuốc trừ sâu, kỵ ăn dưa chua sống, dưa chua chưa nấu chín có muối nitrat là chất gây ung thư. Kiêng thức ăn xông khói, nướng chiên, chất béo.
Sưu tầm
Tiếng Anh .
Diet and abstain now for cancer
1. Implementation diet food life. (Genetic therapy)
Measures against this cancer in foreign countries for 100 years history. The earliest doctors The lin-Jew used against cancer apples with water, the water quit, vegetables need water … A U.S. scientists have cancer during the hopeless thinking allowed eat food to live, her eat 3 meals a day of vegetables, fruits dứa, do not eat cooked food, eat like a few years from the disease, living to 20 years without using any other method. She was introduced to many other people, thousands more people have cancer has been cured, this method can be used and treatment of cancer, as green vegetables, based fruit can protect the immune system of able.
Most vitamins and vegetables in men having been part of destroying, and many vegetables can devour it.
2. Eat more food containing Vitamin A. Vitamins and the cancer is cancer of the epithelium, vitamin A can improve the ability to adapt your body to cause the cancer (to reduce opportunities have cancer) vitamin A in milk has cows, milk goats, the red chicken eggs, animal liver, roasted carrots, peppers, spinach. Americans have surveyed some 488 food less carotene, 14 people have cancer, a lot of other food carotene only 2 people have lung cancer.
3. Should regularly eat foods with more vitamins C. Vitamin C can prevent cancer cells arise and on.
4. Eat more foods that inhibitors of cancer such as cabbage, worry … and prevention of cancer, fungi such as mushrooms hương talk, straw mushroom, mushroom to her, in oil and gas …
5. Often these types of food: Garlic, white beet, vegetables withdrawn, Europe, bamboo shoots Nhược architecture. I have in a new amino acid is alixin (with user raising drugs in mice, the results are inhibitors of the radical cancer cells). In China Normal Blood Son Son đông very few people died because of stomach cancer because of this region grow and enjoy dinner. According to the researchers I work cell inhibitors that limit the formation of a nitrate salt sous materials cause cancer, so blocking the formation sous amonium nitrate is a cause of cancer. White beet also work against cancer.
6. Should usually eat green vegetables. Have chlorophyll and can against cancer, the scientists of proven 95% of chlorophyll are not in full control of bowel destroyed.
7. Should regularly eat out now. Italy surely, Royal Jelly and two tảo (kelp) is anti-cancer substances. Red apples, yogurt were found through research works against cancer.
8. Should regularly eat her fruits billion. (Nhợt west). Nhợt hand of anti-cancer B17. fish should eat them, stop them, potatoes are acting chóng cancer. Should eat more fruit the most fraudulent and not flowers (?). of fruit (the fruit), also called extravagant. Results have more vitamin A and D.
9. What should abstain. Landmarks food, food cooking fire, the food is pesticide-sticky, sour kỵ food Dưa life, based not sour cooked with salt nitrat is a cause of cancer. Diets fumigate food, baked chips, fat.

10 thực phẩm giúp ngừa ung thư


Đừng chờ đến khi mắc bệnh nan y mới chữa, bạn hoàn toàn có thể ngừa bệnh ung thư bằng những loại hoa quả thực phẩm dễ kiếm
Tỏi
Táo
Cam
Chanh
Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Đậu tương
Cà rốt
Hành củ tím
Rong biển
Cá hồi

“siêu thực phẩm” tức là loại thực phẩm rất cần thiết cho sức khỏe con người nhờ có chứa nhiều sinh tố C, sắt…hứa hẹn làm tăng sức khỏe lên gấp đôi, hoặc gấp ba, giúp con người ngăn ngừa bệnh tật một cách có hiệu quả.

Đứng đầu các sản phẩm này là trái kiwi. Stephanie Dean, R.D, chuyên gia về dinh dưỡng của Trung Tâm Y Khoa, đại học Baylor tại Dallas nói: “Trong một nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rằng trái kiwi là một trong những loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng nhất trong nhóm 27 loại trái cây.” Trái kiwi có nhiều chất antioxidants, loại làm chậm quá trình phân hủy tế bào, có chứa nhiều vitamin E và lutein, còn làm hạ mỡ trong máu, chống tắt nghẽn động mạch -cũng hiệu quả như loại siêu thực phẩm đứng hàng thứ nhì trong danh sách là lúa mạch.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ khám phá ra rằng lúa mạch đặc biệt có thể làm giảm tỉ lệ mỡ xấu trong máu của bạn tới 17.4%

Lúa mì có thể được cho vào xúp ngay ăn thay cho oatmeal cho bữa điểm tâm. Một món khoái khẩu có thể được sử dụng cho ngày lễ Tạ Ơn truyền thống làcranberries giúp ngừa đột quỵ và ung thư. Tiếp đến là một loại thức uống:kefir. Dean nói: “Kefir có chứa nhiều calcium. Mỗi ly 8 ounce chứa 300 mg calcium, chỉ ít hơn một chút mức mà một người lớn cần phải có trong ngày. Kefir không chứa nhiều calcium như sữa, nhưng có một lượng vi khuẩn cần thiết nhiều hơn sữa chua (yogurt).
Và cuối cùng là mầm bông cải (broccoli sprouts,) có chứa 20% thành phần chống ung thư nhiều hơn bông cải bình thường. Mầm bông cải được bán trong bọc và có thể ăn với bánh mì sandwiches, và một trong những loại salad hấp dẫn nhất.

10 thực phẩm giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể


Củ từ
Đậu đỏ
Gạo lứt
Củ cải trắng
Ngó sen
Hành
Măng tây
Cà rốt
Yến mạch
Đậu xanh
Khoai lang
Lá khoai lang
Hạt kê

Những thực phẩm giúp giảm đau



Những cơn đau mãn tính hay vết thương thường làm bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên có những loại thực phẩm không chỉ mang lại sự ngon miệng khi ăn, chúng còn có tác dụng như thuốc giảm đau đối với nhiều bệnh, lại không gây tác dụng phụ.

Công dụng của các thực phẩm giảm đau sau đây được đăng trên emaxhealth, lifescript, msnbc.msn…

1- Cam

Bằng cách phân tích chế độ ăn của hơn 25.000 người, một nhóm nghiên cứu của Đại học Manchester, Anh đã phát hiện thấy, những người có nhiều beta-cryptoxanthin (có trong quả cam) trong chế độ ăn chắc chắn ít bị mắc bệnh viêm khớp và giảm được các cơn đau. Nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho biết chỉ cần uống một tuần vài cốc nước cam ép cũng đủ tạo nên sự khác biệt. Họ khuyên rằng, những người bị đau trong người hoặc viêm khớp(thường xuyên đau nhức) thì nên chăm uống nước cam.

2- Cá và các loại hạt

Một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh ở những bệnh nhân thường xuyên bị “tra tấn” bởi những cơn đau cổ và lưng cho thấy: 60% số bệnh nhân đã giảm được đáng kể cơn đau và mức độ đau sau ba tháng được cho ăn những thực phẩm giàu axit béo omega-3 (chất có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, cá trích).
Kết quả này tiếp tục củng cố những nghiên cứu khác cho thấy, dầu cá có tác dụng chống viêm. Ngoài cá thì những thực phẩm giàu chất béo omega-3 là hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều, và hạt lanh. Tuy nhiên, omega-3 trong cá vẫn là tốt nhất, do vậy các bệnh nhân này cần ăn cá ít nhất mỗi tuần 3 lần.

3- Nho

Thành phần hóa học resveratrol có trong vỏ quả nho, đặc biệt là nho màu đỏ có thể ngăn chặn được enzyme cyclooxygenase (COX). Các loại trái cây trên có tác dụng giống như thuốc giảm đau và các loại dược phẩm kháng viêm khác. Nhưng việc ăn nho còn một lợi ích khác: giống như thuốc giảm đau, resveratrol làm cản trở COX-2 gây viêm và đau, nhưng không giống thuốc giảm đau nó không cản trở COX-1, loại enzyme hỗ trợ làm lành vết thương ở dạ dày.

4- Ăn thực phẩm giàu chất chống oxi hóa

Những thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như măng tây, súp lơ, cải bắp, cà chua, lê, bưởi, cam, đào, dưa hấu đều giàu chất chống oxi hóa glutathione. Nhiều bằng chứng cho thấy glutathione hạ thấp nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxi hóa khác nhưng ít hơn là chanh, kiwi và quả mọng.

5- Lạc, vừng

Lạc, vừng và cả hạt hướng dương là những thực phẩm giàu chất tryptophan. Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy tryptophan có khả năng giảm được sự nhạy cảm của cơn đau khoảng 1 giờ sau khi đi vào cơ thể. Do vậy, bạn cần tăng cường ăn lạc vừng để thay thế thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ. Các thực phẩm khác giàu tryptophan là sữa, sữa đậu nành, đậu phụ, đậu lăng, và gạo.

6- Thực phẩm giàu Flavanoids

Những hợp chất tạo nên màu sắc của trái cây và rau củ là thành phần chủ chốt trong việc ngăn chặn bệnh – chất flavanoids. Flavanoids làm chậm quá trình suy hóa, yếu tố dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng, các thực phẩm này đã góp phần ngăn chặn vết đau trên cơ thể. Những thực phẩm đó là táo, trà xanh, hành, tỏi, đậu tương.

7- Dâu tây

Một nghiên cứu được xuất bản năm 2007 trên tạp chí của Trường cao đẳng dinh dưỡng Mỹ cho biết, quả dâu tây có thể làm giảm chứng viêm và đau. Kết quả cho thấy những người ăn nhiều dâu tây giảm được đáng kể cơn đau. Thành phần mang lại lợi ích này chính là resveratrol giàu có trong dâu tây.

8- Táo

Ăn táo không chỉ chống lại nhiều bệnh ung thư mà nó còn giúp bạn cải thiện được những cơn đau khớp mãn tính. Lý do là trong quả táo có chứa baron, một loại khoáng chất giúp giúp làm giảm sự phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính. Hơn nữa, khi baron được đưa cho những người bị thương sử dụng thì cơn đau của họ cũng giảm. Như vậy, bạn cần tăng cường ăn táo để nhận được chất này.

9- Ớt

Ớt là gia vị có chứa nhiều capsaicin – thành phần giúp ớt có vị cay nóng. Nhờ nó mà ớt có thể giúp giảm được các cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Các nhà khoa học ở trường King’s College, London cho biết, những người viêm khớp mà thường xuyên ăn ớt sẽ giảm được đáng kể các cơn đau hành hạ. Đó là lý do tại sao mà ngày nay nhiều hãng dược phẩm đã sử dụng capsaicin trong ớt để làm kem bôi da chống mụn và đau.

10- Tỏi

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết, ăn tỏi có thể giảm được các cơn đau ở bệnh lao, phổi, và viêm khớp. Thành phần trong tỏi mang lại lợi ích tốt này chính là sulphur (chất giúp tỏi có mùi hăng). Một nghiên cứu khác thì cho thấy hợp chất dialyl disulphide trong tỏi có tác dụng ngăn chặn enzyme bị phá hủy, điều này cũng giúp giảm bớt các cơn đau cho người ăn tỏi.

11- Gừng

Gừng giúp làm giảm nồng độ prostaglandin gây đau trong cơ thể và từ lâu loại gia vị này đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ để điều trị đau nhức viêm tấy. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện thấy rằng, những người bị đau cơ được cho sử dụng gừng đã được cải thiện đáng kể. Liều lượng dùng gừng mỗi ngày là từ 500-1000 miligram.

12- Cần tây

Tiễn sỹ James Duke, tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng Dược phẩm xanh(những loại rau xanh có tác dụng chống bệnh như thuốc) đã phát hiện hơn 20 hợp chất chống viêm ở trong rau và hạt cần tây, trong đó có hợp chất apigenin-chất có tác dụng chống đau và viêm cực mạnh. Ngoài việc sử dụng rau cần tây để xào nấu thì bạn có thể dùng hạt cần tây để cho vào súp, hầm với thịt…

NHỮNG CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM CÓ TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ


  Gần đây Trung Quốc đã công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, chủ yếu là cây thuốc. So sánh với các tài liệu dược liệu của nước ta tôi bước đầu thấy có các cây thuốc sau đây có mặt ở nước ta:  
1 - Cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế  Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.
Đây là cây được chú ý nhất, đã thu hút sự chú ý của giới khoa học. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh Cây Xạ đen có tác dụng điều trị Ung thư, trong đó chú ý nhất là đề tài nghiên cứu của Giáo sư.Tiến sỹ Khoa học Lê Thế Trung – Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội – phó Giám đốc Học viện Quân y


          2-Cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata) , còn gọi là cây Cỏ xước, Hoài ngưu tất, twotooth Achyranthes: Sử dụng cành lá và rễ  phơi khô
            3-Cây Nam Sa sâm (Adenophora tetraphylla), còn gọi là cây Bào sa sâm, Fourleaf Ladybell: Sử dụng rễ  khô.
             4 -Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis), còn gọi là cây Thiên đông, Thiên môn, Dây tóc tiên: Sử dụng rễ khô
           5-Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala), còn gọi là Đông truật, Ư truật, Triết truật, Largehead Atractylodes: Sử dụng rễ khô.
         
          6-Cây Xạ can (Belamcanda sinensis), còn gọi là cây rẻ quạt , la cho, Iris tigré, Blackberrylily: Sử dụng căn hành (thân rễ) khô
          7- Cây Rung rúc (Berchemia lineata), còn gọi là cây Rút dế, cứt chuột, Đồng bìa, Lineat Supplejack: Sử dụng rễ khô
           8-Cây Đơn buốt (Bidens bipinnata), còn gọi là cây Đơn kim, Cỏ Quỷ trâm, Spanishneedles: Sử dụng phần trên mặt đất.
           9-Cây Tâm giá (Capsella bursa-pastoris),còn gọi là cây Rau tề, Tề thái hoa, Shepherdspurse: Sử dụng bộ phận trên mặt đất phơi khô.
   
       10-Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum),còn gọi là cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc: Sử dụng hoa khô.
          11-Cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi), còn gọi là cây Dĩ mễ, Dĩ nhân, Ý dĩ nhân, Bo bo: Sử dụng nhân hạt chín phơi khô
  
         12-Cây Thài lài trắng (Commelina communis) còn gọi là Cỏ lài trắng, Cỏ chân vịt, Áp chích thảo,Common Dayflower: Sử dụng phần trên mặt đất  phơi khô
         13-Cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata), còn gọi là cây Hoàn lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch, Tricuspid Cudrania: Sử dụng thân cành phơi khô
      
14-Cây Nghệ (Curcuma  longa), còn gọi là cây Uất kim, Khương hoàng, Safran des Indes, Tumeric: Sử dụng thân rễ (củ)
  
15-Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng (Cuscuta sinensis), còn gọi là Đậu ký sinh, Miễn tử: Sử dụng hạt cây tơ hồng
   
16-Cây Thạch hộc (Dendrobium nobile), còn gọi là cây kim thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo: Sử dụng thân cây tươi hoặc khô.
          
17-Cây Cúc áo (Eclipta prostrata), còn gọi là cây Hoa cúc áo, Ngổ áo, Nụ áo lớn, Hắc chấp thảo, Cresson de Para, Yerbadetajo: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.
         
18-Cây Cỏ mần trầu (Eleusine indica), còn gọi là Cỏ ngưu cân, Sam tử, Tất suất, Cỏ vườn trầu, Cỏ dáng,  Cỏ bắc, Chỉ tía, Thiên cân Sử dụng toàn cây phơi khô.
          
19-Cây Sung thằn lằn, Trâu cổ (Ficus pumila), còn gọi là cây Sung thằn lằn, Trâu cổ, Climbing Fig: Sử dụng đế hoa khô.
20-Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), còn gọi là Nấm mộc chi, nấm Lim,
nấm trường thọ, Lucid Ganoderma (đã nuôi trồng nhân tạo được): Sử dụng mũ nấm khô
 
21-Cây Bồ kết (Gleditschia sinensis), còn gọi là Cây tạo giác, Tạo giáp, Man khét, Thiên đinh, Tạo đinh, Chinese Honeylocust: Sử dụng gai khô
                         
22-Cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza glabra), còn gọi là cây Cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão, Quang quả cam thảo, Hồng cam, Liquorice: Sử dụng căn hành và rễ khô.
23-Cây Bông vải (Gossypium herbaceum) còn gọi là Miên hoa, Thảo miên, Thổ hoàng kỳ, Levant cotton: Sử dụng rễ khô.
24-Cây Phù dung (Hibiscus mutabilis) còn gọi là cây Mộc liên, Địa phù dung, Hoa cửu đầu, Hoa tam biến, Cottonrose Hibiscus : Sử dụng lá khô
           
25-Cây Ban Nhật ( Hypericum japonicum), còn gọi là cây Điền cơ hoàng, Cỏ Hoàng hoa, Cỏ Đối diệp, Japonese St. John’swort : Sử dụng toàn cây phơi khô.
     
26-Cây Bóng nước (Impatiens balsamina) còn gọi là cây Nắc nẻ, Móng tay lồi, Hoa Phượng tiên, Cấp tính tử, Bông móng tay, Garden balsam: Sử dụng toàn cây phơi khô và hạt khô.
27-Cây Ích mẫu (Leonurus heterophyllus), cây Sung úy, Chói đèn , Hồng y ngải, Khôn thảo, Motherwort: Sử dụng phần trên mạt đất.
   
28-Cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile) còn gọi là cây Toái cốt tử, Trúc diệp mạch đông, Mễ thân thảo, Sơn kê mễ, Kim kê mễ : Sử dụng cành lá khô.
     
29-Cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata) còn gọi là cây Tạc tương thảo, Tam diệp toan, Toan vị thảo, Chua me ba chìa, Creeping Woodsorrel : Sử dụng toàn cây phơi khô.
           
30-Cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla) còn gọi là cây Thất diệp nhất chi hoa, Độc cước liên, Thiết đăng đài, Chi hoa đầu, Tảo hưu, Thảo hà xa, Trọng lâu, Thất tử liên, Đăng đài thất, Paris: Sử dụng củ (thân hành) khô.
 
31- Cây Sơn từ cô (Pleione bulbocodioides) còn gọi là cây Mao từ cô, Băng cầu tử, Bulbocodioides Pleione: Sử dụng thân hành khô
32- Cây Rau đắng (Polygonum aviculare) còn gọi là cây Xương cá, Càng tôm, Biển súc, Đại biển súc,Trúc tiết thảo , Common knotgrass : Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.
    
33- Cây Củ cốt khí (Polygonum cuspidatum) còn gọi là cây Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Hổ trượng căn, Điền thất, Hoa ban trúc, Đại diệp xà tổng quản, Toan đồng trúc, Giant Knotweed: Sử dụng rễ và phần trên mặt đât phơi khô.
  
34- Cây Má ngọ (Polygonum perfoliatum) còn gọi là cây Nghể xuyên lá, Hà bạch thảo,  Lê đầu thích, Xà đảo thoái, Perfoliate Knotweed: Sử dụng phần trên mặt đất.
        
35-Cây Răm nước (Polygonum hydropiper) còn gọi là cây Nghể, Thủy liễu, Lạt  liễu, Red-kness: Sử dụng toàn cây phơi khô.
  
36- Cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris) còn gọi là cây Thiết sắc thảo, Common Selfheal: Sử dụng chùm quả khô.
37- Cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia) còn gọi là cây Phá cố tử, Bổ cốt chỉ, Hồ cửu tử, Hà lan hiện, Malaytea Scurfpea: Sử dụng quả chín phơi khô.
          
38- Cây Seo gà  (Pteris multifida) còn gọi là cây Phượng vĩ thảo, Kim kê vĩ, Tỉnh khẩu biên thảo, Chinese  Brake: Sử dụng toàn cây phơi khô.
     
39- Cây Sắn dây (Pueraria thompsoni) còn gọi là cây Cát căn, Cam cát căn, Phấn cát, Can cát, Cát đằng, Kudzuvine: Sử dụng rễ khô.
40- Cây Thạch vĩ ( Pyrrhosia lingua) còn gọi là cây Thạch bì, Kim tinh thảo, Kiếm thảp, Kim thang chủy, Shearer’s Pyrrosia: Sử dụng lá khô.    
41- Cây Sinh địa (Rehmannia glutinosa) còn gọi là Địa hoàng, Thục địa: Sử dụng rễ khô.
42- Cây Đại hoàng (Rheum officinale) còn gọi là cây Xuyên đại hoàng, tướng quân, Sinh quân, Hương đại hoàng, Mã đế hoàng, Rhubarb: Sử dụng rễ và căn hành khô.