Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
(VTC News) - Cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan.
Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.
Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến |
Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.
Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình.
Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được.
Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.
Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó, chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt.
Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn |
Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương.
Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.
Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.
Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.
Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình |
Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.
Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.
Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm, do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà…
Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt |
Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi.
Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”.
Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.
Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội.
Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã lên tận Sapa để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì |
Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.
Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.
Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây. Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào H’Mông nhổ. Đồng bào H’Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch.
Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.
Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh |
Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.
Hai năm trước, cỏ nhung, còn gọi là kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg.
Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.
Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.
Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
(VTC
News) – Ông Lâm bảo, ở khu rừng như thế này, ở độ cao này, nấm linh chi
nhiều như… nấm rơm. Còn ở rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm đi một ngày, có
thể nhặt được cả tấn!
Thoát khỏi con suối chứa đầy gỗ ngọc am quý hiếm thì hết đường. “Người rừng” Trần Ngọc Lâm định hướng, rồi dùng dao phát trúc mở đường tiến sang phía Đông.
Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây.
Nhìn
những cánh rừng thảo quả, ông Lâm thờ dài thườn thượt. Ông bảo, không
có thứ gì tàn phá rừng khủng khiếp như thảo quả. Để trồng được thảo quả,
người ta phải phát những cây nhỏ dưới mặt đất, để lại những cây lớn làm
bóng mát. Điểm đặc biệt của loài thảo quả là chúng chỉ sống được ở độ
cao trên dưới 2.000m, trong bóng râm.
Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây không lên được. Độ 10 năm sau, những cây cổ thụ làm bóng mát cũng chết. Cây bóng mát chết, ánh nắng chiếu xuống, thảo quả cũng chết, thế là đất bỏ hoang. Từ đó, những khu vườn trồng thảo quả trở thành đồi núi trọc.
Đứng giữa rừng thảo quả, ông Lâm bảo, sẽ tìm được cây thuốc giảo cổ lam. Chúng tôi tìm xuống khe suối, y rằng tìm được những bãi giảo cổ lam mọc nhiều như cỏ. Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cây giảo cổ lam và dặn Vần hướng dẫn người dân Chúng Phùng lấy giảo cổ lam phơi khô đem bán với giá một vài trăm ngàn một kg. Vần rất vui mừng, vì hy vọng sẽ có nghề… hái thuốc và hái ra tiền.
Ông
Lâm bảo, nếu vùng nào thảo quả lên được, thì có nghĩa khu vực đó có độ
cao trên dưới 2.000m, và như vậy, khu rừng sẽ có pơ-mu. Tuy nhiên, chúng
tôi đi rạc cẳng, chẳng tìm thấy cây pơ-mu nào, chỉ thấy rặt những gốc
pơ-mu chìm lẫn trong vườn thảo quả. Ông Lâm dùng dao chém vào gốc cây
lấy mảnh gỗ cho tôi ngửi và nhận rõ đó là gốc pơ-mu. Như vậy, đại ngàn
pơ-mu ở Tây Côn Lĩnh đã bị chặt hết từ nhiều năm trước.
Ở độ cao 2.000m, đại ngàn Tây Côn Lĩnh rất rậm rạp, song gỗ quý đều đã bị chặt phá tự bao giờ. Thật khó tưởng tượng, nơi núi cao, rừng thẳm thế này mà người ta cũng chặt phá được. Theo lời ông Lâm, khu vực này cách suối Túng Quá Lìn không xa lắm, nên rừng dễ dàng bị tàn phá. Lâm tặc xẻ gỗ, thả xuống thung lũng, kéo ra suối, để nước suối mùa lũ tự cuốn gỗ xuống chân núi, rất nhàn hạ.
Từ
những cánh rừng thảo quả, chúng tôi tiếp tục nhằm đỉnh Tây Côn Lĩnh để
đi. Cứ mỗi độ cao, đại ngàn Tây Côn Lĩnh lại có một thảm thực vật mới.
Cứ hết rừng trúc lại đến rừng cổ thụ, hết rừng cổ thụ lại đến rừng trúc.
Càng lên cao, trúc càng nhỏ.
Lên đến độ cao 2.200m, là đến những khu rừng dẻ. Tôi quả thực choáng ngợp trước những khu rừng đẹp như cổ tích. Những thân cây dẻ khổng lồ vài người ôm, rêu xanh mọc trùm kín từ gốc đến ngọn.
Tôi nghỉ chân ở rừng dẻ, “người rừng” Trần Ngọc Lâm và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh trèo lên các vách đá tìm cây thuốc. Đi một lát, ông Lâm, anh Thanh cười hớn hở khoe rằng, ở Tây Côn Lĩnh xuất hiện những cây thuốc cực quý.
Trong
số những cây thuốc quý, có một loại mà ông gọi là “Viagra Hoàng Liên”.
Loại cây này mọc lẫn trong những bụi cỏ, củ nằm dưới lòng đất, chỉ lên
lá vào một mùa nhất định, nên phải hiểu được đặc tính sinh tồn của chúng
mới tìm được.
Ông Lâm kể vui, hồi ông cùng nhạc sĩ Đặng Hùng (đã gần 70 tuổi, hiện sống ở Sapa) vào rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm nhổ cây thuốc này và kể với ông Hùng rằng nó là viagra của Hoàng Liên Sơn, không nên uống khi… không có vợ. Tuy nhiên, ông Hùng không tin. Đêm ấy, hai ông dựng lều trong rừng, ông Lâm đã nấu cây này cho ông Hùng uống. Uống xong, ông Hùng bảo: “Thôi, chú ngủ lại rừng, anh về đây”.
Hôm
sau, ông Lâm gặp vợ nhạc sĩ Đặng Hùng, hỏi vui: “Hôm qua anh Hùng bị
sao vậy chị?”. Bà cười bẽn lẽn ngượng ngùng: “Khiếp! Chú đầu độc thế nào
mà anh ấy coi tôi như con cave”.
Ngoài cây thuốc này, ông Lâm còn tìm được một loại tam thất đặc biệt quý. Loại tam thất này được người Trung Quốc thu mua với giá 4-5 triệu đồng/kg. Ông Lâm đưa cho anh chàng Vàng Seo Vần xem cây và củ tam thất rồi hỏi: “Ở rừng Tây Côn Lĩnh còn nhiều không?”, song Vần lắc đầu bảo: “Hiếm lắm, không còn đâu”.
Theo Vần, từ nhiều năm trước, người Trung Quốc đã mò sang Hoàng Su Phì thu mua loại tam thất này. Lúc đầu, họ mua với giá vài chục ngàn đồng, sau tăng lên vài trăm ngàn và giờ đây, khi giá của loại tam thất này lên đến vài triệu đồng một kg thì nó đã gần như tuyệt chủng. Muốn tìm được những củ tam thất quý hiếm, phải trèo lên vách đá cheo leo, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
Vượt
qua rừng dẻ, lại đến rừng trúc. Chúng tôi cuốc bộ trên sống một dãy núi
như đi trên lưng con ngựa. Ông Lâm chợt giữ tôi và anh Thanh lại, bảo
Vần phát đường đi trước. Hóa ra, ông Lâm phát hiện được một loại cây
thuốc cực quý. Ông Lâm dùng mũi dao nạy nhẹ từng chút một, sau đó nhấc
bổng cả củ, rễ và lá cây lên. Thân cây rất nhỏ, chỉ bằng cái nan hoa xe
máy, có 7 chiếc lá xòe thành một mặt phẳng trông khá kỳ quái, thế nhưng,
củ của nó lại khá to, dài, cong queo, thành đốt, trông như củ chóc
dong.
Ông
Lâm gọi anh chàng Vàng Seo Vần lại hỏi: “Vần có biết đây là cây gì
không?”. Vần lắc đầu bảo: “Cây này ta không biết nó tên là gì, nhưng
người Trung Quốc mua đắt lắm. Ngày xưa, họ đi từ Trung Quốc sang bản
Chúng Phùng đặt mua với giá vài trăm ngàn một kg, giờ họ có trả chục
triệu một kg cũng không còn nữa đâu”.
Lại là người Trung Quốc! Ông Lâm thở dài thườn thượt. Cái cây nhỏ xíu với cái củ kỳ quái kia người dân Sapa gọi là cây “Bẩy lá một hoa”, hoặc gọi sang trọng hơn thì là Thất diệp nhất chi hoa, vì nó có 7 lá xòe với bông hoa thuôn ra ở giữa. Cây này còn được gọi là sâm nam, vì nó quý như nhân sâm, củ cũng giống củ sâm. Hiện người giàu có đang truy tìm ráo riết loài cây này để điều trị ung thư.
Theo phán đoán của ông Lâm, với độ cao và thảm thực vật đặc trưng này, nhất định Tây Côn Lĩnh có nhân sâm. Tuy nhiên, để tìm thấy sâm thì phải có ống nhòm, lia từng khe đá trên vách núi, mới có cơ may tìm được.
Cả ngày vòng ngang rẽ dọc tìm đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, ông Lâm chỉ cho tôi và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh cả trăm cây thuốc quý, những loài đặc hữu, chỉ xuất hiện ở độ cao từ 2.000 trở lên.
Tôi
đang mải phát đường, quay lại, chẳng thấy ông Lâm đâu. Hóa ra ông trèo
lên một cây kháu vàng, loài cây mà gỗ cứng như thép. Ông thả xuống những
cây nấm đỏ thẫm hình thù như vỏ con trai. Ông Lâm bảo, đó chính là nấm
linh chi, loại nấm mà người dân ở Quảng Nam đổ xô đi tìm để chữa ung
thư, khiến báo chí ầm ĩ một thời. Tôi và anh Thanh xuýt xoa nhét vào
balô. Ông Lâm nhìn cảnh đó cười nghiêng ngả. Ông bảo, ở khu rừng như thế
này, ở độ cao này, thứ nấm đó có mà nhiều như… nấm rơm. Còn ở rừng
Hoàng Liên Sơn, loại linh chi này, ông Lâm đi một ngày, có thể nhặt được
cả tấn!
Theo lời ông Lâm, đại ngàn Tây Côn Lĩnh đã bị người Trung Quốc nhổ mất một số loại cây cỏ quý nhất, tuy nhiên, Tây Côn Lĩnh vẫn là một kho thảo dược khổng lồ, cực kỳ có giá trị.
Những kỳ trước: |
Thoát khỏi con suối chứa đầy gỗ ngọc am quý hiếm thì hết đường. “Người rừng” Trần Ngọc Lâm định hướng, rồi dùng dao phát trúc mở đường tiến sang phía Đông.
Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây.
Người Mông thường thờ ma ở những gốc cây khổng lồ. |
Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây không lên được. Độ 10 năm sau, những cây cổ thụ làm bóng mát cũng chết. Cây bóng mát chết, ánh nắng chiếu xuống, thảo quả cũng chết, thế là đất bỏ hoang. Từ đó, những khu vườn trồng thảo quả trở thành đồi núi trọc.
Đứng giữa rừng thảo quả, ông Lâm bảo, sẽ tìm được cây thuốc giảo cổ lam. Chúng tôi tìm xuống khe suối, y rằng tìm được những bãi giảo cổ lam mọc nhiều như cỏ. Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cây giảo cổ lam và dặn Vần hướng dẫn người dân Chúng Phùng lấy giảo cổ lam phơi khô đem bán với giá một vài trăm ngàn một kg. Vần rất vui mừng, vì hy vọng sẽ có nghề… hái thuốc và hái ra tiền.
Một cây pơ-mu đã bị đốn hạ, chỉ còn lại cái gốc. |
Ở độ cao 2.000m, đại ngàn Tây Côn Lĩnh rất rậm rạp, song gỗ quý đều đã bị chặt phá tự bao giờ. Thật khó tưởng tượng, nơi núi cao, rừng thẳm thế này mà người ta cũng chặt phá được. Theo lời ông Lâm, khu vực này cách suối Túng Quá Lìn không xa lắm, nên rừng dễ dàng bị tàn phá. Lâm tặc xẻ gỗ, thả xuống thung lũng, kéo ra suối, để nước suối mùa lũ tự cuốn gỗ xuống chân núi, rất nhàn hạ.
Một cây pơ-mu khổng lồ còn sót lại ở Tây Côn Lĩnh. |
Lên đến độ cao 2.200m, là đến những khu rừng dẻ. Tôi quả thực choáng ngợp trước những khu rừng đẹp như cổ tích. Những thân cây dẻ khổng lồ vài người ôm, rêu xanh mọc trùm kín từ gốc đến ngọn.
Tôi nghỉ chân ở rừng dẻ, “người rừng” Trần Ngọc Lâm và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh trèo lên các vách đá tìm cây thuốc. Đi một lát, ông Lâm, anh Thanh cười hớn hở khoe rằng, ở Tây Côn Lĩnh xuất hiện những cây thuốc cực quý.
Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cách kiếm tiền bằng cách nhổ cây giảo cổ lam đem bán. |
Ông Lâm kể vui, hồi ông cùng nhạc sĩ Đặng Hùng (đã gần 70 tuổi, hiện sống ở Sapa) vào rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm nhổ cây thuốc này và kể với ông Hùng rằng nó là viagra của Hoàng Liên Sơn, không nên uống khi… không có vợ. Tuy nhiên, ông Hùng không tin. Đêm ấy, hai ông dựng lều trong rừng, ông Lâm đã nấu cây này cho ông Hùng uống. Uống xong, ông Hùng bảo: “Thôi, chú ngủ lại rừng, anh về đây”.
Lương y Phạm Văn Thanh và cây thuốc "Viagra Hoàng Liên". |
Ngoài cây thuốc này, ông Lâm còn tìm được một loại tam thất đặc biệt quý. Loại tam thất này được người Trung Quốc thu mua với giá 4-5 triệu đồng/kg. Ông Lâm đưa cho anh chàng Vàng Seo Vần xem cây và củ tam thất rồi hỏi: “Ở rừng Tây Côn Lĩnh còn nhiều không?”, song Vần lắc đầu bảo: “Hiếm lắm, không còn đâu”.
Theo Vần, từ nhiều năm trước, người Trung Quốc đã mò sang Hoàng Su Phì thu mua loại tam thất này. Lúc đầu, họ mua với giá vài chục ngàn đồng, sau tăng lên vài trăm ngàn và giờ đây, khi giá của loại tam thất này lên đến vài triệu đồng một kg thì nó đã gần như tuyệt chủng. Muốn tìm được những củ tam thất quý hiếm, phải trèo lên vách đá cheo leo, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
Đường chinh phục Tây Côn Lĩnh khá hiểm trở. Nhiều đoạn phải bám dây rừng mà leo. |
Lại là người Trung Quốc! Ông Lâm thở dài thườn thượt. Cái cây nhỏ xíu với cái củ kỳ quái kia người dân Sapa gọi là cây “Bẩy lá một hoa”, hoặc gọi sang trọng hơn thì là Thất diệp nhất chi hoa, vì nó có 7 lá xòe với bông hoa thuôn ra ở giữa. Cây này còn được gọi là sâm nam, vì nó quý như nhân sâm, củ cũng giống củ sâm. Hiện người giàu có đang truy tìm ráo riết loài cây này để điều trị ung thư.
Theo phán đoán của ông Lâm, với độ cao và thảm thực vật đặc trưng này, nhất định Tây Côn Lĩnh có nhân sâm. Tuy nhiên, để tìm thấy sâm thì phải có ống nhòm, lia từng khe đá trên vách núi, mới có cơ may tìm được.
Cả ngày vòng ngang rẽ dọc tìm đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, ông Lâm chỉ cho tôi và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh cả trăm cây thuốc quý, những loài đặc hữu, chỉ xuất hiện ở độ cao từ 2.000 trở lên.
Cây Thất diệp nhất chi hoa. |
Lương y Phạm Văn Thanh rất sung sướng khi đào được củ của cây Thất diệp nhất chi hoa. |
Theo lời ông Lâm, đại ngàn Tây Côn Lĩnh đã bị người Trung Quốc nhổ mất một số loại cây cỏ quý nhất, tuy nhiên, Tây Côn Lĩnh vẫn là một kho thảo dược khổng lồ, cực kỳ có giá trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét